Cách Tính Lương Hưu Của Người Lao Động Năm 2024

Cách Tính Lương Hưu Của Người Lao Động Năm 2024

Theo quy định hiện hành, người lao động đảm bảo đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu. Tính đến năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam và lao động nữ là bao nhiêu? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Theo quy định hiện hành, người lao động đảm bảo đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu. Tính đến năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam và lao động nữ là bao nhiêu? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn mức quy định

Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 83/2022/NĐ-CP, một số cán bộ, công chức Nhà nước được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn độ tuổi nghỉ hưu thông thường. Cụ thể:

Cán bộ, công chức nữ có chức vụ dưới đây:

- Phó trưởng ban, cơ quan Đảng Trung ương, Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó tổng biên tập báo Nhân dân, Phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản.

- Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội.

- Phó chánh Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng VKSND tối cao.

- Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ.

- Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Phó trưởng tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương.

- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc TW, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật.

- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH.

- Giám đốc ĐHQGHN, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam…

- Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố HCM.

- Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.

- Ủy viên ban thường vụ kiêm trưởng các ban Đảng Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố HCM.

- Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

- Công chức là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên của VKSND tối cao.

Ngoài ra, Nghị định này không áp dụng với một số trường hợp đặc biệt khác:

- Các Bộ trưởng trở lên (hoặc chức danh tương đương).

- Cán bộ thuộc đối tượng nêu trên là Ủy viên TW Đảng.

- Trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ…

Người lao động vẫn được tiếp tục làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu

Đóng BHXH ở nước ngoài được gia tăng cơ hội xét hưởng lương hưu ở Việt Nam

Một trong những thay đổi lớn tại Luật BHXH năm 2024 được nhiều người quan tâm là từ 01/7/2025, quy định của Luật đã gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu đối với những người đi xuất khẩu lao động.

Theo đó, Luật BHXH 2024 đã bổ sung quy định tính lương hưu tương ứng với mỗi năm đóng BHXH để làm cơ sở ghi nhận tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động. Từ đó, người lao động dù ra nước ngoài làm việc cũng có nhiều cơ hội hưởng lương hưu hơn.

Điều 8 Luật BHXH 2024 quy định việc hợp tác quốc tế về BHXH theo hướng thúc đẩy đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về BHXH để bảo đảm quyền lợi cho người lao động như sau:

Điều 8. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội

1. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

2. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc tăng cường năng lực quản lý và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

3. Thúc đẩy đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền lợi cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

4. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam và ở nước ngoài được tính để xét điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Như vậy, trường hợp Chính phủ Việt Nam ký kết hợp tác song phương với các quốc gia khác về BHXH thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được đảm bảo nhiều hơn về quyền lợi.

Ví dụ: Ngày 8/12/2023, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan và Thứ trưởng Bộ Y tế và Phúc Lợi Hàn Quốc Kim Hyejin đã ký kết Thỏa thuận hành chính thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc về BHXH.

Theo đó, trường hợp người lao động đã có 10 năm tham gia BHXH tại Việt Nam, khi sang Hàn Quốc đóng BHXH thêm 05 năm thì có tổng cộng 15 năm đóng bảo hiểm. Khi đó, tới tuổi nghỉ hưu thì người lao động cũng được hưởng lương theo quy định mới.

Như vậy, người lao động sang Hàn xuất khẩu lao động sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH ở cả Việt Nam và Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cách tính tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024

Theo quy định tại Điều 169, Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:

- Người lao động đảm bảo đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu.

- Trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình đến khi đủ 62 tuổi với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với lao động nữ vào năm 2035.

- Từ năm 2021, trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 3 tháng, của nữ là 55 tuổi 4 tháng.

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, hoặc làm ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu của tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.

Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động nêu trên được thực hiện theo bảng dưới đây:

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của lao động nam mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Theo đó, tính đến năm 2024, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng.