Trên đây là Top 7 công ty xây dựng Đồng Tháp uy tín nhất. Thật tuyệt vời khi những giới thiệu của Inhat.vn cung cấp ở phía trên sẽ giúp bạn chọn lựa một công ty đáng tin cậy nhất.
Trên đây là Top 7 công ty xây dựng Đồng Tháp uy tín nhất. Thật tuyệt vời khi những giới thiệu của Inhat.vn cung cấp ở phía trên sẽ giúp bạn chọn lựa một công ty đáng tin cậy nhất.
Địa chỉ: 270/6, Điện Biên Phủ, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Công Ty Xây Dựng Vận Tải 278 đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường xây dựng. Công ty phổ biến khắp mọi nơi trong từng dự án mà mình tham gia thực hiện. Với mong muốn đem đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Vì điều này mà mỗi công trình công ty để lại đều có sự đặc biệt, chất lượng và sáng tạo.
Công ty biết và đặt ra những yêu cầu và thách thức riêng. Vì vậy, doanh nghiệp luôn áp dụng những điều đó để tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu cho từng dự án. Công ty hứa hẹn sẽ đem đến cho khách hàng không gian kiến trúc sáng tạo, hợp thời. Đội ngũ chuyên viên tư vấn và kiến trúc sư thời đại, giàu kinh nghiệm.
Địa chỉ: Số 12 Lý Thường Kiệt, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Website: http://www.hidico.com.vn/
Đánh giá: 3.6 ⭐ Với 5 bài đánh giá
Công Ty Hidico là thương hiệu nổi tiếng về công ty xây dựng Đồng Tháp. Công ty đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong xây dựng, tập trung phát triển ở lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp và dân cư. Với đội ngũ lãnh đạo có tố chất và tư duy, đi cùng với sự sáng tạo, vận dụng kỹ thuật cao, Hidico mong muốn đem lại những sự tiện lợi tối ưu nhất trong từng sản phẩm. Công ty sở hữu chuỗi nhà máy sản xuất bê tông, cung cấp các nguyên vật liệu xây dựng chất lượng nhất. Công Ty còn sở hữu đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và yêu nghề. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt trọn niềm tin vào dịch vụ của Hidico.
Vì sao nên chọn Hidico làm đơn vị thi công?
Địa chỉ: 54 Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Đánh giá: 4.0 ⭐ Với 5 bài đánh giá
Công Ty Xây Dựng Tiến Đạt hoạt động trong các lĩnh vực khảo sát, quy hoạch, xây dựng,…. Với đội ngũ công nhân có tay nghề, nhiều kinh nghiệm, công ty luôn có được sự an tâm của khách hàng khi hợp tác. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng luôn thể hiện sự chuẩn xác, tối ưu và hợp lí. Đây sẽ là nơi đem đến cho các khách hàng qua từng dự án khác nhau.
Với sự chuyên nghiệp, chỉn chu trong từng khâu thiết kế giúp Tiến Đạt luôn ghi điểm trong lòng khách hàng. Mỗi một công trình sẽ được đơn vị thi công tư vấn và lên kế hoạch dựa trên ý thích của khách hàng. Kèm theo đó là hoạch định chi phí tối ưu nhất cho gia chủ.
Lý do nên lựa chọn dịch vụ tại Công Ty Tiến Đạt?
Ngô Thì Nhậm, Phường 2, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam
Lầu 8, Tòa nhà LOYAL, 151 Võ Thị Sáu – Phường 06 – Quận 3 – TP. HCM
V3 Ba Vì, Phường 15, Quận 10, TP. HCM
Căn K3.67 – River Park , Phường Phước Long B, Quận 9, TP. HCM
Hotline/Zalo/Viber: 0931 852 638
Website: https://stdecor.com.vn/xay-nha-tron-goi-tai-dong-thap/
Fanpage: https://www.facebook.com/stdecor.com.vn
Đánh giá: 4.9 ⭐ Với 74 bài đánh giá
Nhắc đến các công ty xây dựng thì không thể bỏ qua ST Decor. Đơn vị đã có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thiết kế xây dựng đã thi công hàng nghìn công trình chất lượng. Các công trình của đơn vị thường xuyên được mời quay trên các đài truyền hình HTV, VTV. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng đơn vị. Ở đây nổi bật với các dịch vụ uy tín và chất lượng như: xây nhà trọn gói, biệt thự, nhà phố, thi công và thiết kế nội thất,… Công ty luôn nỗ lực mang đến cho quý khách hàng giải pháp thiết kế và thi công toàn diện lại giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đặc biệt, chất lượng và nét đặc trưng của từng công trình luôn được đảm bảo.
Sáng: 07:00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn số 01 phố Trung Hòa, xe và HDV Kim Lien Travel đưa Quý khách khởi hành đi Bắc Ninh thăm quan:
Chùa Dâu: in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.
Trưa: Quý khách dùng bữa tại nhà hàng với những món đặc sản Kinh Bắc.
Chiều: Quý khách tiếp tục hành trình về đền Đô, Ngôi đền thờ 8 bậc đế vương triều Lý - triều đại gắn liền với sự kiện dời đô năm 1010 của vua Lý Công Uẩn. Bên trong khu Đền Đô còn có bức cuốn thư “Chiếu dời đô” với chiều cao 3,5 m, rộng hơn 8 m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng. Đây được coi là bức chiếu thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.
Sau khi kết thúc hành trình vãn cảnh tại đền Đô, Quý khách khởi hành về Hà Nội, kết thúc chương trình, kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách.
Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp (4km - 8')
Chùa Bút Tháp - Đền Đô (25km - 40')
Lưu ý: Kim Lien Travel được phép điều chỉnh lịch trình theo giờ đi/đến thực tế của phương tiện vận chuyển, tình hình thời tiết, tình trạng giao thông tại địa phương. Tuy nhiên, toàn bộ chương trình là không đổi ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có sự đồng ý của Quý khách.
TPO - Nhiều cá nhân, tổ chức ở nước ta đã phát tâm đầu tư phục dựng, xây dựng những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, xếp hạng bậc nhất, nhì thế giới. Song một số người lại thắc mắc, xây dựng chùa to, đi chùa để làm gì? Tiền Phong đã có cuộc trò chuyện với Thượng toạ Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc về việc này.
Khi đại dịch COVID-19 được khống chế, chúng tôi có dịp du xuân tại chùa Bái Đính, công trình lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tại đây, thật may mắn chúng tôi được gặp Thượng toạ Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc. Khuôn mặt của vị Thượng tọa tỏ đầy nét hoan hỉ, bởi phật tử, bà con nhân dân ngày càng đến với cửa Phật nhiều hơn.
Trong cuộc trò chuyện, chúng tôi cũng đặt câu hỏi mà bấy lâu nay một số trang mạng xã hội đặt ra rằng, “xây chùa to để làm gì”? Thượng toạ Thích Minh Quang đã rất cởi mở, trả lời và giải thích chi tiết cho chúng tôi về những giá trị, nhiệm vụ khi xây dựng chùa to, chùa lớn rằng, chùa để đáp ứng những nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng bà con nhân dân và chùa cũng là để lan tỏa tinh thần từ bi, trí tuệ của Đức Phật và hướng thiện cho cộng đồng, cho quần chúng nhân dân và đặc biệt là giới trẻ.
Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, đối với chùa Bái Đính, Tam chúc, Hoà thượng trụ trì và các thầy đưa ra 5 nhiệm vụ hay còn gọi là “5 sứ mệnh”.
Thượng toạ Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc.
Việc trùng tu, tu bổ mở mang đối với chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc với mục đích để bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử do các bậc tiền nhân để lại, đó là nhiệm vụ đầu tiên. Phật giáo du nhập vào Việt Nam trên 2.000 năm, Phật giáo luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo luôn luôn thể hiện tinh thần hộ quốc an dân. Đây chính là cơ hội để bảo tồn phát huy giá trị tốt đẹp văn hoá dân tộc từ ngàn đời của Phật giáo Việt Nam.
Nhiệm vụ thứ 2, đó là đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân. Điển hình như mỗi năm có hàng vạn du khách về tham quan, chiêm bái, tĩnh tâm, hướng thiện. Việc này rất có ý nghĩa.
Nhiệm vụ thứ 3, chùa cũng chính là môi trường giáo dục, hướng thiện cho quần chúng nhân dân, để làm sao mọi người cố gắng nỗ lực làm điều lành, tránh điều ác như lời Đức Phật dạy. Thượng toạ Thích Minh Quang cũng trích dẫn cụ thể từ kinh nhà Phật: “Hãy bỏ tất cả những việc ác, làm tất cả việc lành” (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành). Chùa có nhiệm vụ đối với tất cả những người già, trẻ, đối với các tầng lớp nhân dân, làm sao cố gắng tuyên truyền vận động mọi người hướng thiện. Hằng năm, chùa đã tổ chức các Khóa tu mùa hè, Khóa trải nghiệm cho hàng ngàn học sinh, sinh viên.
Phật giáo là một tôn giáo lớn và có từ 230 triệu đến 500 triệu Phật tử trên toàn thế giới; nhiều ngôi chùa đã trở thành di sản thế giới và là điểm dừng chân của nhân loại. Để sánh với nền văn hoá thế giới, nhiều người Việt đã khai tâm xây dựng những ngôi chùa thuộc top 10 những ngôi chùa lớn nhất thế giới, với mong muốn những ngôi chùa này trở thành di sản, món ăn tinh thần, điểm dừng chân của nhân loại.
Bên cạnh đó, nhà chùa còn có nhiệm vụ tuyên truyền vận động bà con nhân dân, tín đồ Phật tử chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hương ước địa phương. Cũng như vận động mọi người tích cực hưởng ứng các cuộc từ thiện nhân đạo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Nhiệm vụ thứ 4, chùa Bái Đính và Tam Chúc là nơi để làm công tác tiếp đón khách, đặc biệt là khách quốc tế, đối ngoại của Giáo hội về ngoại giao nhân dân.
Chúng ta thấy, các lãnh đạo, nguyên thủ, nhà ngoại giao các nước đến thăm Việt Nam đều sắp xếp thời gian thăm chùa Tam Chúc và Bái Đính. Họ đến để tham quan, chiêm bái, tìm hiểu về văn hoá, tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng của Việt Nam, đặc biệt là chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước.
Hàng vạn người đến chùa Bái Đính mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nhiệm vụ thứ 5, đó là phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Đức Phật là bậc thầy về bảo vệ môi trường, Ngài sinh ra dưới gốc cây, thành đạo dưới gốc cây, thuyết pháp và nhập niết bàn cũng ở dưới gốc cây. Có thể nói, cả cuộc đời Ngài luôn gắn liền với núi rừng và cây xanh”. Chúng ta phải học được lời Đức Phật dạy, làm sao phát triển kinh tế nhưng bảo vệ, giữ được môi trường xanh, sạch, đẹp, có được không khí trong lành chúng ta và con cháu chúng ta được hưởng.
Cảnh chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao.
Thượng toạ Thích Minh Quang nhấn mạnh: Chúng ta thấy, chùa Bái Đính và Tam chúc, mục đích là làm sao để phát triển du lịch và gắn với bảo vệ môi trường. Không gian rộng lớn của chùa Tam Chúc và chùa Bái Đính chính là bảo tồn giá trị vốn có do thiên nhiên ban tặng cho như, núi, sông, hồ…
Người dân đến chùa Bái Đính (Ninh Bình).
Trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong, không chỉ nói về giá trị nhân văn, giá trị văn hoá ở chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, Thượng toạ Thích Minh Quang còn nói về 9 ngôi chùa ở Quần đảo Trường Sa, đó là những "cột mốc" tâm linh để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thượng toạ Thích Minh Quang cho biết, Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà đã khôi phục, tu bổ mở mang được 9 ngôi chùa. Những ngôi chùa đầu tiên được phục dựng, khánh thành năm 2012 đó là chùa ở các đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa Lớn và đảo Sinh Tồn. Tiếp đó là 3 ngôi chùa được khánh thành vào năm 2014, gồm chùa ở đảo Phan Vinh, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca. Năm 2020, tiếp tục tu bổ phục dựng, mở mang 3 ngôi chùa ở đảo Đá Tây A, đảo Sinh Tồn Đông và Trường Sa Đông.
Vị Thượng toạ cũng cho biết, những ngôi chùa này đều có nền móng từ xa xưa. Từ rất lâu bà con ngư dân đi đánh bắt trên biển gặp bão, mưa to, gió lớn thường vào các đảo trú bão. Và người Việt đi đâu đều gắn bó với tâm linh, khi tới đảo, có thể lúc đầu là thắp hương rồi đặt ở đó viên đá, cắm hương cầu nguyện, rồi dần có bức tranh Phật, tượng Phật. Điều đó khẳng định, những nền móng của những ngôi chùa đã có từ rất lâu. Dựa trên nền móng đó, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã xin phép được tu bổ, phục dựng, mở mang.
Trong 20 năm qua với nỗ lực không mệt mỏi, những ngôi chùa đã được xây dựng khang trang rộng lớn.
"Tháng 6/2022, đoàn chúng tôi ra khánh thành chùa ở đảo Đá Tây A, Sinh Tồn và Trường Sa Đông. Đúng lúc gặp bão, đoàn tránh bão mất 3 ngày 4 đêm. Lúc đó, chúng tôi và các thành viên trong đoàn mới cảm nhận được giá trị của các ngôi chùa như thế nào. Khi có giông to gió lớn bão bùng, tất cả bà con trở về các đảo lân cận để tránh. Những ngày mưa bão như vậy, bà con được các cán bộ chiến sĩ quân và dân trên đảo sắp xếp nơi trú ngụ trên các ngôi chùa để sinh hoạt ăn nghỉ tránh bão" - vị Thượng tọa nói.
Việc khôi phục, tôn tạo các ngôi chùa trên các đảo Trường Sa là để bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa dân tộc, đời sống tâm linh, chủ quyền biển đảo và đặc biệt là thực hiện chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Đây có thể nói là những công trình hết sức ý nghĩa và chúng ta đi mới thấy được giá trị, công sức lớn lao của người phục dựng như thế nào. Đi chúng ta mới thấy được cần phải lao động, học tập để làm sao phát huy được tinh thần đồng hành và hộ quốc an dân của Phật giáo. Nơi nào cần, Phật giáo đều có mặt.
“Thực tế cho thấy, vùng Ninh Bình và Hà Nam thu hút được lượng lao động rất lớn ở địa phương, giúp nhiều người có công ăn việc làm, giúp phát triển du lịch địa phương. Việc làm này không chỉ thu hút được du khách trong tỉnh, ngoài tỉnh mà thậm chí là du khách quốc tế. Vào những tháng cuối năm, khách nước ngoài rất đông đến với Tràng An, Bái Đính, cố đô Hoa Lư…để tham quan, chiêm bái”, Thượng toạ nói.
Khi xây chùa ta thấy rất rõ, việc thành tựu cho các chùa không phải dành cho các quý thầy, quý sư cô ở mà là để cho cộng đồng đạt được 4 giá trị: tâm linh, đạo đức và xã hội, giáo dục, cũng như từ thiện. Do đó, ngôi chùa thật là quan trọng mà chúng ta cần phải có bổn phận bảo tồn, duy trì và phát huy mạnh mẽ trong tinh thần phụng sự nhân sinh vậy.
Ba công đức ấy thập phương nên làm”.
Đó là lời khuyên để những Phật tử cùng góp công sức xây dựng chốn an lạc, thanh bình giữa nhân gian giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp, xây dựng đất nước xã hội an vui và phát triển. Cúng dường xây chùa, dựng tượng phải xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Tam bảo.
Khi xây chùa ta thấy rất rõ, việc thành tựu cho các chùa không phải dành cho các quý thầy, quý sư cô ở mà là để cho cộng đồng đạt được 4 giá trị: tâm linh, đạo đức và xã hội, giáo dục, cũng như từ thiện. Do đó, ngôi chùa thật là quan trọng mà chúng ta cần phải có bổn phận bảo tồn, duy trì và phát huy mạnh mẽ trong tinh thần phụng sự nhân sinh vậy.
Mỗi khi có xây dựng chùa, chúng ta nên đóng góp xây dựng. Mỗi gia đình nên có ống heo công đức, sáu tháng sau cầm lên cúng xây chùa. Do đó mỗi khi có cơ hội, ta nên đóng góp xây dựng chùa, vì xây dựng một ngôi chùa có 4 ý nghĩa như sau:
1. Chùa là trung tâm phát triển tâm linh:
Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, như nước thấm sâu vào lòng đất. Do đó, dù đã trải qua mấy ngàn năm thăng trầm thịnh suy, vinh nhục, vật đổi sao dời, qua phân ly tán, nhưng hình ảnh ngôi chùa vẫn mãi mãi hiên ngang hiện hữu trong lòng người dân Việt.
Quả đúng như lời thơ của Vũ Hoàng Chương đã viết:
“...Dân tộc ta không thể nào thua
Chùa là tài sản tâm linh chung cho tất cả mọi người. Ai có tâm thì cửa chùa sẽ rộng mở để chào đón. Nếu có tâm ý sai lệch thì tự mình đã quay lưng với chùa.
Sở dĩ người ta thường hay nói, cửa chùa rộng mở là vì ai bước chân vào chùa cũng được hết. Cửa chùa vốn không chứa đựng những công danh lợi lộc, những thị phi tranh chấp, những ganh tỵ thù hằn... ở đời.
Có những ngôi chùa như trở thành một ngôi trường làng, đề ra hẳn chương trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người. Mục đích là nhằm đào tạo con người có được đời sống tâm linh phong phú và trên hết là chất liệu văn hóa tình người.
Đó là con đường hướng đến Chân, Thiện, Mỹ mà những vị Tăng, Ni đóng vai trò chủ chốt trong việc đào tạo này.
2. Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa và xã hội:
Đã từ lâu, hình ảnh ngôi chùa luôn là một hình ảnh thân thương, rất quen thuộc gần gũi với nếp sống hiền hòa của những người dân quê mộc mạc. Câu nói “Đất vua, Chùa làng” đã cho ta thấy cái giá trị tín ngưỡng thiêng liêng trong tình tự hài hòa gắn bó thể hiện trong nếp sống tình cảm chơn chất đơn thuần của người dân quê. Vì chùa là mái ấm che chở ấp ủ nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ. Họ xem ngôi chùa như là mái ấm gia đình chung. Do đó, họ cùng nhau quyết tâm đóng góp xây dựng bảo vệ và phát huy mạnh mẽ. Mái chùa là niềm an ủi, là nơi xoa dịu những nỗi buồn u uất đè nặng trong tâm hồn người dân. Đó là một tình cảm thật thân thiết đậm đà, nồng nàn. Để từ đó chứng tỏ rằng, hình ảnh ngôi chùa đã ăn sâu trong lòng người Việt Nam, là một dấu ấn sâu đậm không thể nào phai nhòa trong tâm trí. Chính vì lẽ đó, chúng ta cũng không lấy làm lạ khi thấy bất cứ nơi đâu có đông đảo đồng hương, Phật tử sinh sống, thì chắc chắn nơi đó sẽ mọc lên ngôi chùa.
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Đây cũng là nơi để chúng ta tôn thờ, hướng lòng tri ân và báo ân đối với các bậc tiền nhân, những vị đã có công lao dựng nước và giữ nước, gần nhất là các đấng sanh thành đã dày công khó nhọc giáo dưỡng chúng ta nên người.
Ngôi chùa là nơi giải tỏa, an ủi những khó khăn đời sống tinh thần của con người. Chùa là mái nhà che chở, an ủi vỗ về cho những con người đau khổ khi thất bại, khi người thân mất đi. Cho nên người Phật tử đến chùa để cầu nguyện, nghe tiếng chuông ngân, hồi mõ hùng ấm, chiêm ngưỡng hình ảnh đức Phật để cầu mong bao nhiêu đau đớn buồn phiền, bực nhọc tan biến. Chùa rất cần cho đời sống tình cảm con người.
Về thực chất đạo đức, ngôi chùa còn có tác dụng trực tiếp hướng dẫn con người hướng thiện. Nền luân lý đạo đức của Phật giáo dạy người Phật tử phải ăn hiền ở lành. Năm giới cấm của người Phật tử tại gia, đó là năm nguyên lý đạo đức căn bản mà người Phật tử phải giữ gìn cẩn thận. Đồng thời phải ý thức và áp dụng giáo lý nhân quả vào đời sống. Có thế thì người Phật tử mới tránh được những điều tội lỗi. Đó là hướng tiến thăng hoa đạo đức của người Phật tử trong việc tu thân tề gia và đem lại nhiều lợi ích cho nhân quần xã hội.
Ngôi chùa còn như là bệnh viện, bởi nơi đây chữa trị những căn bệnh tâm hồn. Nếu người nào biết nhìn ra được nơi tâm hồn của mình vốn có những tham sân si, độc hại, người ấy đến chùa để mong cầu chánh pháp của đức Phật mà chữa trị những căn bệnh tham giận, si mê, kiêu căng ngạo mạn đó thì chùa lúc nào cũng mở rộng cả. Chúng ta biết rằng, đạo Phật ra đời để phá tan bức màn si mê đó. Vì vậy, đạo Phật chính là đạo khai mở trí tuệ cho con người. Chúng ta đến chùa, xem chùa như là một trường học để nuôi lớn đời sống trí tuệ, đời sống tâm linh. Đến chùa không những chỉ lạy Phật mà còn để nghe pháp, học hỏi giáo lý, mở rộng trí tuệ. Vị nào có trí tuệ, người ấy vượt qua hết những căn bệnh đau khổ.
Dù chùa nhỏ hay chùa lớn, dù đơn sơ hay hoành tráng nhưng đều có chung một mục đích là mang tính giáo dục. Bất luận thời nào, ngôi chùa cũng đóng vai trò then chốt trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân.
Chùa là cái nôi là cái lò rèn luyện, chuyên đào tạo cho mọi người hướng thiện tu hành, đào tạo các thế hệ Tăng Ni giữ vững mạnh mạch Phật pháp, như chùa Thanh Lương tọa lạc ở xã An Bình, Cao Lãnh, Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Thiện Huệ hiệu trưởng trường Trung Cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp; chùa Hưng Thiền, tọa lạc tại xã Mỹ Hội, Cao Lãnh, Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Phước Đức viện chủ chùa; Thiền viện Sơn Thắng ở Thanh Đức, Long Hồ, Vĩnh Long, Hòa thượng Thích Phước Tú hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Vĩnh Long...
4. Chùa là nơi hoạt động từ thiện:
Chùa là nơi hoạt dụng của lòng từ bi để giúp các mảnh đời bất hạnh được nguồn an ủi và giúp đỡ cần thiết. Các nhà sư trụ trì tiếp nhận những nguồn đóng góp của Phật tử tại gia rồi trao lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu. Các hội đoàn xã hội ngày nay cũng học theo việc làm đó. Thế nhưng, niềm tin đối với các hội đoàn không thể bằng với niềm tin mà các Phật tử dành cho chùa được. Lương tâm của các nhà sư làm tốt các việc đó hơn các Phật tử tại gia.
Ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật tuyệt hảo biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân tộc, tính ra nó còn có nhiều chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và đóng góp xây dựng nếp sống đạo dức hiền hòa cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện. Bên cạnh đó, ngôi chùa cũng còn đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng.
Đã từ lâu, người dân Tây Ninh mong muốn có một ngôi chùa tâm linh để làm nơi tu tập và sinh hoạt văn hóa tâm linh cho bà con Phật tử tại đây.
Ngày 19/02/2022 (nhằm ngày 19 tháng Giêng năm Nhâm Dần), được sự chấp nhận từ chính quyền địa phương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tây Ninh, chùa Quảng Pháp (ấp Thuận Tân, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) - một chi nhánh của chùa Hoằng Pháp do ĐĐ. Thích Tâm Thạch quản lý, đã được công nhận là cơ sở tôn giáo trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tây Ninh cũng như huyện Dương Minh Châu.
Tính đến nay chùa Hoằng Pháp đã có 47 chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Ngôi chùa là nơi hiện hữu của ba ngôi Tam bảo: Phật, Pháp và Tăng. Với công đức xây chùa, dựng tượng, chúng ta có thể hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc như thầy Tổ, ông bà cha mẹ, anh em, bạn bè... cùng các chúng sanh đang sống trong khổ cảnh, họ đang mong đợi trông chờ vào phần phước thiện mà mình hồi hướng. Khi họ hoan hỷ phần phước thiện ấy, ngay tức khắc giải thoát khỏi cảnh khổ và được tái sanh cảnh thiện giới hưởng mọi sự an lạc.
Như vậy chúng ta chớ bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở về việc xây chùa. Việc làm thiện lành này sẽ cho quả báo an lạc lâu dài trong kiếp hiện và những kiếp vị lai. Vậy thì chúng ta không nên do dự nếu có điều kiện tốt thì nên kết duyên, đừng bỏ lỡ cơ hội ấy.
Xây dựng chùa, tạo dựng tượng Phật, đúc chuông trước là để tạo nơi thờ Phật, sau là nơi tu học và là nơi hoằng truyền Phật pháp, cứu độ muôn loài chúng sanh. Công đức xây chùa, dựng tượng, đúc chuông lợi ích vô cùng.
Gieo duyên với Tam bảo thì sẽ nhận được sự hộ trì của Tam bảo, nhận được sự chỉ dạy của Phật, Pháp, Tăng dưới nhiều hình thức, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, biết cái gì nên làm cái gì không nên làm để tránh tai ách về sau.
(Thanh tra)- Dọc nước Việt Nam, có rất nhiều chùa được các đại gia Phật tử phát tâm kiến lập hoặc cung tiến tiền bạc xây mới, trùng tu, nâng cấp... Song, có những câu hỏi lớn đang được quần chúng nhân dân đặt ra: Tại sao các đại gia tập trung xây chùa, trong khi rất nhiều địa phương nơi học của trò vẫn là những gian nhà tranh tre dột nát?
Khoảng chục năm về trước, đại gia Phạm Nhật Vượng khi còn là doanh nhân ở Cộng hòa Ucraina đã phát tâm kiến lập xây chùa Trúc Lâm Kharcov. Đây là ngôi chùa thuần Việt nằm trên hàng chục hecta đất ngoại ô thành phố Kharcov và dân cư của vùng bản địa là những tín đồ của dòng Tin Lành chính thống. Chùa Trúc Lâm Kharcov được xây dựng hầu hết bằng các nguyên liệu gỗ, ngói, tượng, hoành phi câu đối... được chuyển sang từ Việt Nam. Chùa phục vụ cho hàng vạn người Việt ở Kharcov nói riêng và Ucraina nói chung. Chi phí cho việc xây dựng chùa lên tới cả trăm tỉ đồng.
Ở quê hương tại xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ông Phạm Nhật Vượng cũng phát tâm phục dựng, nâng cấp chùa Trúc Lâm Thanh Lương (ngôi chùa cổ) với chi phí cả trăm tỉ đồng.
Ngoài hệ thống chùa Trúc Lâm ở trong và ngoài nước, ông Vượng là đại gia có nhiều công trình xây dựng ấn tượng nhất ở Việt Nam. Ông tâm sự: “Tôi muốn để lại một thứ gì đó cho thế hệ mai sau. Bạn không thể mang tiền theo khi bạn chết”.
Cũng trong khoảng thời gian này, đại gia Nguyễn Văn Trường, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường bắt tay xây dựng quần thể chùa Bái Đính - Tràng An (Hoa Lư, Ninh Bình) với chi phí lên cả ngàn tỉ đồng. Đây là quần thể chùa bề thế nhất Đông Nam Á. Đại gia Trường là một Phật tử, sống rất giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.
Chưa hết, đại gia Xuân Thành còn tài trợ xây dựng một nhà thờ Thiên Chúa giáo ở TP Ninh Bình với giá trị công đức hàng tỉ đồng.
Ông Trần Bê, đại gia Ngân hàng Phương Nam, là người Việt gốc Hoa, sống tại tỉnh Trà Vinh đã phát tâm xây dựng, nâng cấp gần một chục ngôi chùa trên tỉnh Trà Vinh và ở Campuchia với tổng chi phí ước tính lên đến trên trăm tỉ đồng, trong đó ngôi chùa Vàm Ray ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú có mức đầu tư tới 50 tỉ đồng.
Đại gia Huỳnh Uy Dũng, chủ nhân khu du lịch Đại Nam tại Bình Dương, có ý tưởng xây dựng một hệ thống chùa trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam với số lượng ước tính 18 chùa. Bước đầu, chùa Kim Điện được xây xong và dát vàng với tổng mức đầu tư cả trăm tỉ đồng, nằm trong khu du lịch Đại Nam. Từ đầu tháng 5 tới, Kim Điện sẽ mở cửa đón các Phật tử và khách tham quan.
Đại gia Huỳnh Uy Dũng có ý định sẽ tiếp tục xây dựng 17 ngôi chùa còn lại trên 3 miền với chi phí khoảng gần 2.000 tỉ đồng. Phật tử này cũng chia sẻ: “Khi chết đi không ai mang theo được thứ gì trên này”.
Đại gia Vũ Quang Huy, chủ thương hiệu nước khoáng Vital tỉnh Thái Bình đã ủng hộ 20 tỉ đồng xây dựng chùa Hưng Long nhân dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngay trên quê hương xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ông Phạm Nhật Vượng đã đầu tư xây dựng Trường Trung cấp Dạy nghề Phạm Dương và Trường Mầm non xã Phù Lưu với chi phí 18,5 tỷ đồng (giá trị tiền năm 2007). Ngoài ra, còn có quỹ học bổng mang tên Phạm Dương có giá trị hàng tỷ đồng giúp con em huyện Can Lộc vượt khó học giỏi.
Chưa hết, Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng còn đã và đang đầu tư hệ thống trường học liên cấp chất lượng cao từ mầm non đến trung học phổ thông mang thương hiệu Vinschool xây dựng tại các khu đô thị tiêu chuẩn của Vingroup trên toàn quốc, khởi đầu tại Hà Nội.
Đại gia Trần Xuân Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đức Thắng đã chi 30 tỷ đồng để xây dựng Trường Mầm non Trung Kiên ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh phục vụ học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa.
Ngay trên vùng quê lúa Thái Bình, tại làng Mẹo, đại gia Vũ Quang Huy đã đầu tư 7 tỷ đồng để xây trường tiểu học và mầm non phục vụ các cháu tại quê nhà.
Sở dĩ các đại gia công đức xây chùa nhiều hơn tài trợ xây trường là do lớp doanh nhân giàu có chỉ mới xuất hiện trong khoảng 20 năm lại đây, khi kinh tế thị trường mở cửa. Hầu hết những người này đều xuất thân trong hoàn cảnh khó khăn, chính vì vậy khi trở nên giàu có họ thường nghĩ tới việc trả ơn Trời, Phật.
Ở một khía cạnh khác, xây chùa không chỉ nhiều người hiện tại biết đến mà nhiều thế hệ sau người ta vẫn mang ơn những người phát tâm công đức. Mặt khác, nếu một đại gia tài trợ xây trường thì chỉ có trong xã, trong huyện, trong tỉnh biết đến. Còn xây chùa thì khách thập phương tìm về tiếng lành đồn xa hơn. Học sinh nghĩ về trường cũ, các thầy cô giáo, bạn bè trang lứa là nỗi nhớ đầu tiên chứ ít người nhớ tới mái trường xưa đã được ai xây cất nên. Và, trong sâu thẳm, người công đức xây chùa là để lòng mình được thanh thoát hơn khi áp lực công việc hiện tại cũng như những va đập trong cuộc đời đầy thăng trầm, biến động mà họ đã đạt được đỉnh cao tiền bạc và danh vọng.
Dẫu biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng và là đối tượng được ưu tiên, đầu tư hàng đầu. Song trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nhiều nơi trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp thì chút hảo tâm của người giàu cũng san sẻ ít nhiều gánh nặng cho ngành Giáo dục. Mong rằng, ở những nơi như thế này là địa chỉ đến của các đại gia.
Xây dựng yêu cầu rất nhiều về trình độ và chuyên môn mới có thể hoàn thành được các công trình, dự án. Đây là nhưng công ty xây dựng mang lại giải pháp tối ưu cho mọi người trong các khâu xây dựng, thiết kế. Hãy để Inhat.vn giới thiệu cho bạn Top 7 công ty xây dựng Đồng Tháp thông qua các thông tin về số điện thoại, bài viết đánh giá trên google map,… này nhé.