Danh Sách Thương Nhân Đầu Mối Xăng Dầu Bộ Công Thương Việt Nam

Danh Sách Thương Nhân Đầu Mối Xăng Dầu Bộ Công Thương Việt Nam

Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:

Kinh doanh xăng dầu gồm những hoạt động nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP), kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:

- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;

- Sản xuất và pha chế xăng dầu;

- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;

- Dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Các loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam

Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm:

- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.

Doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu được quyền xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm cân đối nguồn xăng dầu cung cấp cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.

- Thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu để bán lẻ xăng dầu.

- Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao.

- Đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân làm đại lý để thực hiện việc bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu để hưởng thù lao.

- Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

(Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP)

Thương nhân nào phải trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

- Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.

- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.

(Khoản 1 Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 95/2021/NĐ-CP)

Thị trường xăng dầu vẫn "nháo nhác" vì tình trạng khan cung, chiết khấu thấp, doanh nghiệp than càng bán càng lỗ... (Ảnh: M.Quân).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo Thanh tra Bộ Công Thương cho biết đầu tuần tới sẽ thực hiện công bố quyết định thanh tra ở các doanh nghiệp. Đây sẽ là hoạt động thanh tra đột xuất được thực hiện bởi 3 đoàn thanh tra chuyên ngành, để thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối.

Theo đó sẽ có 33 doanh nghiệp đầu mối thuộc diện thanh tra trong đợt này. Tuy nhiên, doanh nghiệp đầu mối kinh doanh mảng sản phẩm nhiên liệu bay sẽ không thuộc diện thanh tra.

Theo danh sách trên cổng thông tin Bộ Công Thương về hoạt động kinh doanh xăng dầu, thị trường có tổng số 36 doanh nghiệp đầu mối, trong đó những cái tên chiếm thị phần lớn có Petrolimex, PVOil, Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội...

Việc thanh tra các doanh nghiệp đầu mối được tiến hành trong bối cảnh nguồn cung thị trường xăng dầu vừa qua có những biến động rất lớn.

Trước thời điểm điều chỉnh xăng dầu ngày 11/2, cả thị trường "nháo nhác" vì tình trạng khan cung, chiết khấu thấp, doanh nghiệp than càng bán càng lỗ. Nhiều cửa hàng với những lý do khác nhau đóng cửa, treo biển hết hàng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những biến động trên thị trường vừa qua được cho là đợt điều chỉnh hôm 1/2 rơi đúng vào mùng 1 Tết nên phải lùi lại tới 10 ngày sau, tức là mức giá cũ áp dụng kéo dài trong khi thế giới tăng cao liên tục. Cùng với đó là việc nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn - đơn vị cung cấp ra thị trường 35% sản lượng trục trặc về tài chính, phải giảm công suất.

Hôm 9/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã ký Quyết định số 150 thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành của định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số doanh nghiệp.

Sau đó, Đoàn kiểm tra do Chánh thanh tra Bộ Công Thương Lê Việt Long làm trưởng đoàn đã lên đường vào phía Nam - địa bàn vừa qua có nhiều phản ánh về hiện tượng xuất hiện các biển treo "hết xăng". Ghi nhận ban đầu của đoàn cho thấy tại thời điểm kiểm tra, một số đơn vị đã không còn hàng trong bồn để bán, trong quá trình chờ đơn vị đầu mối tiếp thêm đã "treo biển hết xăng".

Tuy vậy, theo thông tin từ đoàn kiểm tra, cũng có đơn vị vẫn còn hàng nhưng không mở bán với nhiều lý do khác nhau…

Đến sau kỳ điều chỉnh ngày 11/2, theo ghi nhận của Dân trí, khó khăn của thị trường xăng dầu vẫn chưa hạ nhiệt. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục xót xa kêu than cảnh bán càng nhiều càng lỗ nặng, mua hàng nhỏ giọt...

Tại cuộc họp hôm 9/2, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, đối với doanh nghiệp xăng dầu không có sản lượng nhập vào trong 6 tháng sẽ bị thu hồi giấy phép, không để tình trạng "trao quyền" mà không làm.

Ông Diên cho rằng, trong lúc "căng thẳng" như hiện nay không thể để tình trạng trục lợi. Nếu các đơn vị chức năng, địa phương xử lý nghiêm được tình trạng này thì thị trường sẽ "ổn". Nếu các cán bộ "làm ngơ" hoặc làm không hết trách nhiệm cũng sẽ xử lý nghiêm. Theo ông, thậm chí có thể sẽ tạm đình chỉ công tác đối với những cán bộ này.