Dạy Bé Học Và Tô Chữ B D Đ

Dạy Bé Học Và Tô Chữ B D Đ

Dựa trên thống kê về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, hầu hết các bé từ 2 – 3 tuổi đều có thể nhận ra mặt chữ và khoảng 4 – 5 tuổi các bé có thể phân biệt chính xác các chữ.

Dựa trên thống kê về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, hầu hết các bé từ 2 – 3 tuổi đều có thể nhận ra mặt chữ và khoảng 4 – 5 tuổi các bé có thể phân biệt chính xác các chữ.

Nhận diện và ghi nhớ bảng chữ cái

Đa số các em bé từ 3-4 tuổi đã có thể nhận diện được các chữ cái được học giai đoạn trước đó. Bé rất lưu tâm đến các chữ cái xuất hiện trong tên mình, tên ba mẹ. Và để giúp con có thể nhận diện được mặt chữ tốt hơn, ba mẹ hãy đặt ra câu hỏi thường xuyên, liên tục mỗi ngày để con có thể học được những chữ cái mới và ghi nhớ những chữ cái cũ.

Nếu các giai đoạn trước, bé việc dạy bé học chữ cái là tập trung vào giúp con nhớ mặt chữ được học. Thì đến giai đoạn trẻ 4 - 5 tuổi, hầu hết trẻ đều nhớ được đầy đủ bảng chữ cái. Và đây là giai đoạn thích hợp để ba mẹ dạy con tập viết.

Có thể thấy, giai đoạn từ 2-5 tuổi là giai đoạn vàng để ba mẹ có thể tiến hành dạy bé học chữ cái. Bởi trí não trẻ giai đoạn này được ví như những tờ giấy trắng, việc tiếp thu và học tập kiến thức của bé rất nhanh. Đặc biệt, hoạt động chơi mà học, học mà chơi cần được ưu tiên cho trẻ, không nên bắt buộc và gò bó bé quá nhiều.

Những điều cần biết về bảng chữ cái tiếng Việt cho bé

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay đã được đơn giản hóa các ký tự và phát âm, nhờ vậy việc cho các bé học chữ và tập đọc đã dễ dàng hơn. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái. Số lượng này mang tính tương đối, không quá nhiều cũng không quá ít, nên sẽ không gây ra khó khăn trong việc ghi nhớ của trẻ nhỏ. Bảng chữ cái tiếng Việt được phân thành 2 loại: viết hoa và viết thường. Cụ thể như bảng dưới đây:

Những điều cần biết về bảng chữ cái Tiếng Việt (Nguồn: Gia sư tuổi trẻ)

Dạy phát âm trước khi dạy bé học chữ cái

Để trẻ học được bảng chữ cái nhanh nhất việc đầu tiên cần làm là dạy bé cách phát âm vì phát âm giúp cho não bộ nhận thức và ghi nhớ được mặt chữ tốt hơn.

Dạy phát âm cho trẻ khá đơn giản với các phụ huynh do hầu hết các bé đều đã biết nói trước khi được học bảng chữ cái. Do đó, trong quá trình dạy bé bố mẹ chỉ cần gọi tên của chữ cái là trẻ có thể đọc theo được.

Sử dụng ứng dụng dạy bé học chữ cái

Sử dụng các ứng dụng điện tử để dạy bé học chữ cái sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp trẻ thích học hơn. Bên cạnh những ứng dụng trên điện thoại, phụ huynh có thể cùng bé xem các chương trình trực tuyến dạy về bảng chữ cái Tiếng Việt.

Phương pháp này không những giúp bé học về hình dáng chữ mà bé còn học được cách phát âm chuẩn. Hơn nữa, trong video thường sẽ đi kèm những bản nhạc vui nhộn, giúp bé thêm hào hứng với việc học chữ cái. Bố mẹ có thể tham khảo một số ứng dụng dạy bé học chữ cái, ví dụ như: Piano Kids, bé học chữ cái Vkids…

Ứng dụng giúp dạy bé học chữ cái hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Dạy bé chữ cái mọi lúc mọi nơi

Để giúp trẻ nhanh chóng nhớ được các mặt chữ, ba mẹ nên tạo điều kiện thực hành cho con ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ trong những lúc đi chơi hay sinh hoạt hàng ngày hãy thường xuyên đố bé về các chữ cái xuất hiện trong cuộc sống, nếu bé quên thì hãy nhắc lại giúp bé và yêu cầu bé bắt chước ngay. Tuyệt đối không tạo áp lực hay tỏ thái độ khi trẻ không trả lời được câu hỏi bạn đưa ra.

Dạy trẻ học chữ cái qua cách “vừa đọc, vừa viết”

Phụ huynh có thể dạy bé học chữ cái qua cách” vừa đọc, vừa viết” vì ưu điểm của phương pháp này là  kích thích nhanh trí não giúp trẻ nhớ lâu hơn. Bố mẹ nên dạy bé đọc và viết chữ song song với nhau để giúp bé học nhanh thuộc hơn.

Tuy nhiên với phương pháp này sẽ đòi hỏi ở bố mẹ sự kiên nhẫn  và dành nhiều thời gian hơn để dạy bé học bảng chữ cái. Để bé yêu thích việc học chữ hơn phụ huynh hãy biến thời gian học tập căng thẳng thành những khoảnh khắc vui vẻ giúp bé thư giãn và có cảm giác thoải mái.

Dạy trẻ học chữ cái qua cách “vừa đọc, vừa viết”

Chỉ dạy một chữ tại một thời điểm

Dù bé có khả năng bắt chước và học hỏi vô cùng nhanh. Tuy nhiên, não bộ của trẻ vẫn còn quá non nớt với những kiến thức phổ thông mà chúng ta muốn dạy. Nếu ba mẹ truyền tải cho con quá nhiều kiến thức cùng một lúc sẽ khiến não bộ của bé phải chịu áp lực lớn. Do vậy, nguyên tắc đầu tiên khi dạy bé học chữ cái đó là phải dạy bé từng chữ một. Và mỗi chữ bé học cần được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là cách hiệu quả để giúp bé nhanh thuộc và ghi nhớ chữ cái được lâu hơn.

Cha mẹ có thể tìm mua các bộ thẻ học chữ cái sẵn có tại các cửa hàng sách hoặc cửa hàng đồ chơi. Nếu có thời gian, ba mẹ có thể cùng con tạo nên những thẻ học thủ công đa sắc màu. Công đoạn tạo thẻ học cho bé rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị những mảnh giấy bé bằng lòng bàn tay, viết một chữ cái in hoa lên mỗi mảnh giấy. Sau đó, ba mẹ ghép nối các mảnh giấy này bằng cách sử dụng chỉ hoặc ghim bấm. Như vậy là ba mẹ đã có thể cùng con tạo nên bộ thẻ học chất lượng.

Việc uốn nắn và chỉnh phát âm cho bé là cần thiết. Tuy nhiên, ba mẹ không nên bắt bé phải phát âm chuẩn những chữ cái mà con được học. Thay vào đó, ba mẹ nên dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng việt đơn giản và để con phát âm thật tự nhiên theo ý hiểu của trẻ và chỉnh phát âm cho con từ từ theo thời gian.

Với phương pháp dạy này, bé sẽ có thời gian được tiếp cận và thích nghi với mặt chữ. Việc được nói mà không bị cản trở giúp bé cảm thấy tự tin. Và khi bé phát âm sai, ba mẹ hãy nhẹ nhàng chỉnh sửa để phát âm của trẻ được hoàn thiện hơn.

Ở giai đoạn trẻ lớn hơn vào khoảng từ 4-5 tuổi, ba mẹ có thể áp dùng vừa đọc vừa viết để giúp con ghi nhớ chữ cái được học tốt hơn. Phương pháp này giúp trí não của con được kích thích, hỗ trợ bé nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi ba mẹ cần thật kiên nhẫn và dịu dàng với con.

Dạy bé học chữ cái chữ cái tiếng Việt qua hình ảnh

Bố mẹ có thể tìm những cuốn sách có bảng chữ cái gắn với những hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc để dạy cho trẻ. Phương pháp này có thể khơi gợi được sự tò mò của bé giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc học.

Cách dạy này có thể giúp trẻ nhớ nhanh và lâu hơn nhờ sự liên tưởng giữa hình ảnh. Đồng thời, phương pháp dạy chữ bằng hình ảnh sẽ giúp kích thích được thị giác và tăng khả năng ghi nhớ của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần dành thời gian để lựa chọn những hình ảnh phù hợp với độ tuổi và chữ cái để con dễ nhớ.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên để bé tự phát huy khả năng sáng tạo, tự trang trí và vẽ cho chữ cái mà trẻ vừa học, tạo nên hứng thú học tập cho bé.

Cách dạy bé học chữ cái qua các hình ảnh

Dạy bé học từ những bài hát thiếu nhi

Hiện nay có rất nhiều bài hát dành cho thiếu nhi được lồng ghép học bảng chữ cái trong đó. Những ca từ và nhịp điệu xuất hiện trong bài hát dễ dàng đi vào nhận thức và giúp việc học của trẻ trở nên dễ dàng hơn.Ba mẹ hãy lựa chọn những bài nhạc có tiết tấu vui, phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp cho con xem video để tăng thêm sự yêu thích cho trẻ khi học.