Môi Trường Làm Việc Của Ngành Cơ Khí Là Gì

Môi Trường Làm Việc Của Ngành Cơ Khí Là Gì

B. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn

B. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn

theo học cơ khí chế tạo thì được học những gì

Sinh viên theo học ngành cơ khí chế tạo sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chế tạo các sản phẩm thiết bị chi tiết và máy móc để hỗ trợ cho các ngành nghề khác và đời sống con người.

Cùng với đó thì các sinh viên còn được học về kỹ năng tổ chức trong quá trình gia công và làm việc, kỹ năng quản lý và điều hành quá trình thi công và sản xuất, bảo quản và bảo dưỡng các loại máy móc, vận hành thiết bị,...

Ngoài ra thì các bạn cũng được học thêm về kỹ năng thông tin, phân tích cách yêu cầu, giới hạn của mục tiêu thiết kế,...qua các điều kiện rằng buộc để có thể đáp ứng được đủ các yêu cầu của một kiến trúc sư sau khi ra trường.

Học ngành Kỹ thuật Cơ khí ra trường làm gì?

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Thường xuyên tham gia các CLB học thuật giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, cty CP công nghệ Meetech, cty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,... Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí không, ngành Kỹ thuật Cơ khí xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Cơ khí khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí và trở thành một kỹ sư Cơ khí thành công trong tương lai.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người lựa chọn và theo đuổi nghề kĩ sư cơ khí. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu nhầm rằng nghề này chỉ làm việc ở ngoài công trường. Thực tế, người kĩ sư cơ khí có thể làm ở ba môi trường khác nhau, không nhất thiết phải ra ngoài thực địa. Chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích đối với những ai đang còn băn khoăn trong việc thay đổi nghề nghiệp này.

Đây là môi trường làm việc năng động và thực tế mà mỗi kĩ sư cơ khí sẽ được thực hiện khi vào nghề. Sau khi thiết kế ra các sản phẩm, môi trường thực địa là nơi để kiểm chứng chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động của chúng có ổn không. Đồng thời, người kĩ sư có thể khắc phục được các hạn chế của sản phẩm.

Ba môi trường làm việc của một kĩ sư cơ khí

Nhà máy sản xuất là nơi hiện thực hóa các sản phẩm do người kĩ sư cơ khí thiết kế ra. Sau khi lên ý tưởng, thực hiện trên bản vẽ, người kĩ sư cần trực tiếp đến nhà máy sản xuất để xem xét cũng như quản lí việc sản xuất xem có đúng kĩ thuật, đúng bản vẽ hay không.

Các công nhân thực hiện theo bản vẽ để sản xuất các mô hình thiết bị đồ chơi đến các máy móc lớn, các thiết bị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót. Chính vì vậy, các kĩ sư cơ khí buộc phải có mặt ở nhà sản xuất để làm việc.

Nhiều người cho rằng kĩ sư cơ khí chỉ làm việc ở ngoài công trường. Tuy nhiên, thực tế cũng có rất nhiều người làm ở văn phòng giống như một cán bộ hành chính thông thường. Công việc của họ có thể là gặp gỡ các đối tác, chuyên gia, thu thập thông tin, làm việc với khách hàng. Họ cũng có thể làm soạn thảo văn bản, phát triển trong lĩnh vực cơ khí.

Trên đây là ba môi trường cơ bản mà người kĩ sư cơ khí có thể làm việc. Như vậy không chỉ có cơ hội làm việc ngoài thực tiên mà họ còn có thể làm tại các văn phòng, địa chỉ nghiên cứu. Hiện nay, cơ hội việc làm cho ngành nghề này là rất rộng. Không chỉ trong nước mà ngay tại nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, một trong số những quốc gia có nhu cầu rất cao về ngành nghề này.

Kĩ sư cơ khí có thể lựa chọn môi trường làm việc tại trong nước hoặc nước ngoài. Trước khi làm việc, bạn nên cân nhắc các môi trường làm việc để có thể lựa chọn cho mình một công việc cũng như môi trường hợp lí.

Xem thêm: Công việc liên quan đến tiếng nhật

Mức lương của ngành cơ khí chế tạo

Ngành cơ khí chế tạo hiện đang có mức lương vô cùng cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào công việc và vị trí chuyên môn mà bạn sẽ có mức lương dao động từ khoảng 9 ~ 15 triệu.

Vậy bên trên là các thông tin chi tiết về ngành cơ khí chế tạo mà Cơ Khí Trọng Tín gửi đến các khách hàng của chúng tôi. Cản ơn các bạn đã theo dõi và đọc hết bài viết này của chúng tôi nhé.

Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, ra trường làm gì?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ câu hỏi:“Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?”.

Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu

Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,… Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, điều khiển tự động, máy điều khiển chương trình số, công nghệ CAD/CAM/CNC,… Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Cần Thơ,… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến; thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường. Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư Cơ khí cần phải có.