Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác si Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Và các bác sĩ Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác si Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Và các bác sĩ Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Nước hoa ngày nay đang được sản xuất và sử dụng theo những cách khác nhau so với các thế kỷ trước. Nước hoa đang được sản xuất ngày càng thường xuyên hơn với các hóa chất tổng hợp hơn là tinh dầu tự nhiên. Các dạng nước hoa ít cô đặc cũng ngày càng trở nên phổ biến. Kết hợp lại, các yếu tố này làm giảm chi phí sản xuất, khuyến khích nước hoa được sử dụng rộng rãi hơn và thường xuyên hơn.
Sử dụng nước hoa để chữa lành, làm cho mọi người cảm thấy tốt và cải thiện mối quan hệ giữa hai giới là những biên giới mới đang được ngành công nghiệp khám phá. Khứu giác được coi là một hoạt động não phải, quy định cảm xúc, trí nhớ và sáng tạo. Dầu thơm và nước hoa có mùi thơm để chữa các vấn đề về thể chất và tinh thần, đang được hồi sinh để giúp cân bằng nội tiết tố và năng lượng cơ thể. Lý thuyết đằng sau liệu pháp hương liệu cho thấy sử dụng tinh dầu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi hít hoặc bôi tại chỗ. Ngửi mùi thơm cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của một người và có thể được sử dụng như một hình thức trị liệu tâm lý.
Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Lúc này, buồng ối vẫn nằm riêng trong mầm phôi và đã có dịch kẽ phôi. Khoảng 16 ngày tiếp theo, tức ngày thứ 28 tính từ lúc thụ thai, nhau thai đã hình thành tuần hoàn và tạo nên sự thẩm thấu.
Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.
Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.
Nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai, bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai. Từ 34 tuần trở lên, thai nhi hấp thu từ 300-500ml nước ối mỗi ngày. Lượng ối này góp phần tạo phân su, vào máu giúp cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi và một phần được lọc tạo thành nước tiểu cho bé. Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
Về mặt cơ học, nước ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sanh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn. Sau khi vỡ ối, nước ối giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn.
Nước ối bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và tránh được những sang chấn.
Giai đoạn đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong. Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây (chất bám vào da bé giúp bảo vệ bé, một dạng như chất béo). Thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38), nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo.
Nước ối có những màu sắc bất thường khác có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe thai nhi.
Trong thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng ngang bằng với lá nhau, dây rốn, tử cung trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Dựa vào khảo sát thể tích, tỷ trọng và màu sắc ối người ta có thể dự báo cũng như tiên đoán được sức khỏe và tình trạng phát triển của bé đang còn nằm trong bụng mẹ. Khám sức khỏe thai định kỳ và kiểm tra chỉ số nước ối giúp phát hiện sớm những bất thường về nước ối.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Từ xa xưa, con người đã cố gắng che dấu hoặc tăng cường mùi của mình với nước hoa, bằng cách dùng các mùi dễ chịu từ tự nhiên. Nhiều nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo đã được sử dụng trong sản xuất nước hoa.
Nước hoa xuất phát từ tiếng Latin, “per” có nghĩa là “thông qua” và “fumum” có nghĩa “khói” hay “sương”.
Trong các nền văn minh cổ đại Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ba Tư và Trung Quốc, nước hoa được sử dụng không chỉ để làm thơm cơ thể mà còn dùng trong các nghi lễ tôn giáo.
Theo Kinh thánh, Ba người đàn ông khôn ngoan đã đến thăm em bé Jesus mang theo nhựa thơm (myrrh) và nhũ hương (frankincense). Người Ai Cập cổ đại đã đốt nhang kyphi làm từ lá móng (henna), nhựa thơm (myrrh), quế (cinnamon) và cây bách xù (juniper). Họ cũng ngâm gỗ (aromatic wood), gôm (gum) và nhựa (resins) trong nước và dầu để sử dụng như một loại dầu thơm. Người Ai Cập cổ đại cũng ướp hương người đã khuất và thường gán các mùi hương/nước hoa cụ thể cho các vị thần. Họ cho rằng nước hoa là “hương thơm của các vị thần”, là “món ăn đánh thức tinh thần”.
Sau đó, nước hoa Ai Cập đã ảnh hưởng đến người Hy Lạp và La Mã. Trong hàng trăm năm sau khi Rome sụp đổ, nước hoa chủ yếu là một nghệ thuật phương Đông. Nhiều người tin rằng người Ba Tư đã phát minh ra quy trình chưng cất từ đó có thể tạo ra nước hoa dùng cồn thay vì dầu. Người Ba Tư thống trị việc buôn bán nước hoa trong nhiều thế kỷ, rất có thể là do phương pháp mới của họ vào thời điểm đó.
Nó lan sang châu Âu khi Thập tự quân thế kỷ 13 mang các mẫu từ Palestin đến Anh, Pháp và Ý. Người châu Âu đã phát hiện ra các đặc tính chữa bệnh của nước hoa trong thế kỷ 17. Các bác sĩ điều trị bệnh dịch hạch che miệng và mũi bệnh nhân bằng túi da chứa đinh hương (cloves), quế (cinnamon) cay nồng và hương liệu (spices) để chữa bệnh.
Nước hoa sau đó được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ chế độ quân chủ. Vua Louis XIV của Pháp đã sử dụng nó rất nhiều đến nỗi ông được gọi là “vua nước hoa”. Căn phòng của ông chứa đầy nước hoa, và bát chứa hoa khô được đặt khắp cung điện để làm mát không khí. Hoàng gia được tắm trong sữa dê và cánh hoa hồng, dùng nước hoa cho cơ thể, quần áo, đồ nội thất, tường và bàn ăn. Chính tại thời điểm này, Grasse – một vùng đất miền nam nước Pháp, nơi có nhiều loài hoa, đã trở thành nơi sản xuất nước hoa hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, ở Anh, chất thơm được chứa trong các mặt dây chuyền/ đồng hồ và đầu gậy để chủ nhân có thể thưởng thức. Mãi đến cuối những năm 1800, khi hóa chất tổng hợp được sử dụng, nước hoa mới có thể được bán ra thị trường. Nước hoa tổng hợp đầu tiên là nitrobenzene, được làm từ acid nitric và benzen. Hỗn hợp tổng hợp này có mùi hạnh nhân và thường được sử dụng để làm hương xà phòng. Năm 1868, William Perkin đã tổng hợp coumarin từ đậu tonka Nam Mỹ để tạo ra một mùi thơm giống như hương cỏ khô. Ferdinand Tiemann của Đại học Berlin đã tạo ra màu tím tổng hợp và vani.
Tại Hoa Kỳ, Francis Despard Dodge đã tạo ra citronellol (một loại alcol có mùi giống như hoa hồng) từ tinh dầu sả chanh (citronella oil). Trong các biến thể khác nhau, hợp chất tổng hợp này tạo ra mùi hương của các loài hoa như đậu thơm (sweet pea), linh lan-huệ tây (lily of the valley), thủy tiên (narcissus) và dạ lan hương (hyacinth).
Nguyên liệu thiên nhiên như Hoa, Cỏ, Gia vị, Trái cây, Gỗ, Rễ, Nhựa, Sáp thơm, Lá cây, Gôm, và dịch tiết động vật cùng cồn, chất hóa dầu, than đá và hắc ín đã được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Một số thực vật, chẳng hạn như Linh lan, không chiết xuất được tinh dầu. Trên thực tế, chỉ có khoảng 2.000 trong số 250.000 loài thực vật có hoa được biết đến có chứa các loại tinh dầu này. Do đó, hóa chất tổng hợp được sử dụng để tạo lại một số mùi hương. Hóa học tổng hợp cũng tạo ra các mùi hương không tìm thấy trong tự nhiên.
Một số thành phần nước hoa là sản phẩm dầu béo từ động vật. Ví dụ, thầu dầu (castor) đến từ hải ly, xạ hương (musk) từ hươu đực, xạ hương (civet) từ chồn hương và long diên hương (ambergris) từ cá nhà táng. Các chất chất này được sử dụng làm chất định hương (fixatives) cho phép nước hoa bay hơi chậm và tỏa hương lâu hơn. Các chất định hương khác bao gồm nhựa than hắc ín, rêu (moss), nhựa resin hoặc hóa chất tổng hợp. Cồn và nước được sử dụng để làm loãng nước hoa. Chính tỷ lệ của cồn/nước và dầu quyết định nước hoa là “eau de toilette” hay “cologne”.
Trước khi quá trình sản xuất bắt đầu, các nguyên liệu (thực vật, sản phẩm động vật, hóa chất tổng hợp) phải được đưa đến trung tâm sản xuất.
Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật bằng các phương pháp: chưng cất hơi nước, chiết bằng dung môi, thẩm tách, ngâm và ép.
Nguyên liệu thực vật cần chiết xuất được đưa vào thiết bị chưng cất cùng với nước tinh khiết. Độ tinh khiết của nước phải đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng cao nhất cho tinh dầu chiết xuất. Nhiệt đun phía duới thiết bị chưng cất sẽ làm hơi nước bốc lên, cuốn theo tinh dầu đi theo đuờng ống dẫn, đến đọan đi qua ống dẫn đuợc làm lạnh, hơi nước sẽ ngưng tụ thành giọt và cho ra hợp chất gồm hydrosol và tinh dầu. Tinh dầu là một lớp rất mỏng, nguyên chất, nặng hơn nên nổi trên bề mặt hydrosol. Hydrosol, hay còn gọi với những tên như nước thảo dược, hay nước chưng tinh dầu, là phần nước đã cuốn trong đó một luợng tinh dầu khoảng 0.02%. Sau khi tách hết phần nuớc hydrosol, ta sẽ thu đuợc tinh dầu nguyên chất.
Tinh dầu cũng có thể được chiết xuất bằng cách đun sôi các chất thực vật như cánh hoa trong nước. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và cũng cổ xưa nhất (có từ khoảng 5000 năm trước).
Phương pháp này có thể được sử dụng để chiết xuất hầu hết các loại tinh dầu. Nguyên lý cơ bản là hỗn hợp chất lỏng gồm nhiều cấu tử không hòa tan lẫn vào nhau có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần. Thông thường tinh dầu có nhiệt độ sôi khá cao. Tuy nhiên, do nó không tan trong nước nên nó sẽ tạo thành một hỗn hợp hai chất lỏng không tan và hỗn hợp này có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100 độ C (nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện bình thường). Do không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên sau khi ngưng tụ, hỗn hợp nước và tinh dầu sẽ tách thành hai lớp và có thể phân tách được bằng phương pháp chiết.
Phương pháp này phân tách được tinh dầu dựa vào tính chất tinh dầu tan tốt trong các dung môi phân cực như cồn và không phân cực (thường sử dụng dung môi là các hydrocarbon như n-hexane, có nhiệt độ sôi thấp để dễ loại bỏ). Sau đó loại bớt dung môi bằng cô quay chân không.
Phương pháp này là một trong những phương pháp thủ công từ rất xa xưa có bắt nguồn từ nuớc Pháp và thường áp dụng cho các lọai hoa có cánh mỏng và rất khó để lấy tinh dầu như Hoa lài, Hoàng lan. Để lấy đuợc tinh dầu từ những cánh hoa mỏng manh, người ta quét một lớp mỡ động vật được gọi là pomade lên những tấm kính và xếp hoa lên đó. Lớp mỡ sẽ từ từ hút lấy tinh dầu từ hoa, cũng là lúc hoa dần tàn đi. Sau đó, lớp mỡ này đuợc hòa tan vào cồn (alcohol) và đun nóng để loại bớt cồn.
Ngâm là một phương pháp chiết gián đoạn trong đó lượng dung môi được tiếp xúc đồng thời với toàn bộ lượng nguyên liệu trong dụng cụ thích hợp. Phương pháp này dựa vào tính chất của một số dung môi không bay hơi như dầu thực vật, mỡ đông vật, vaseline, parafin… có khả năng hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu. Nếu ngâm bằng dung môi là chất béo động vật thì phải nâng nhiệt của quá trình để dung môi ở thể lỏng. Quá trình ngâm giống như quá trình trích ly nhưng chỉ khác là quá trình ngâm dùng dung môi không bay hơi. Dung môi dùng để ngâm phải thật tinh khiết, không có mùi lạ, do đó dung môi cần phải được tinh chế trước khi sản xuất.
Phương pháp ép lạnh thường được sử dụng cho các nguồn nguyên liệu có chứa tinh dầu trong các túi tinh dầu, hàm lượng tinh dầu cao, dễ bị ép bể như bưởi, cam, quýt…
Các loại tinh dầu nước hoa được pha trộn với nhau theo một công thức nhất định để tạo ra các mùi hương nhất định. Sau đó, cồn và đôi khi nước được sử dụng để pha loãng các thành phần trong nước hoa. Chính tỷ lệ cồn với tinh dầu quyết định giá trị của nước hoa. Càng nhiều tinh dầu, nước hoa càng đắt tiền. Lượng cồn trong nước hoa có thể dao động rất nhiều. Hầu hết các loại nước hoa (Eau de Parfum) chứa khoảng 15-20% tinh dầu hòa tan trong cồn và một chút nước. Colognes (Eau de Cologne) chứa khoảng 2-4% tinh dầu pha loãng trong 80-90% cồn và khoảng 10% nước. Nước thơm “Eau de Fraiche” có lượng tinh dầu ít nhất, khoảng 2% hòa tan trong trong 60-80% cồn và 20% nước.
Nước hoa tốt thường được ủ trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi được pha trộn. Mỗi loại nước hoa có ba tầng hương: hương đầu “Notes de tete”, hương giữa “notes de coeur” và hương cuối hay hương nền “notes de fond”. Hương đầu có mùi giống như cam quýt. Hương giữa thường là hương hoa hồng và hoa nhài. Và hương cuối là hương gỗ mang đến hương thơm lâu bền cho nước hoa.