Kaiseki không đơn thuần là bữa ăn, mà còn là một hành trình cảm xúc, thể hiện sự trân trọng và tinh …
Kaiseki không đơn thuần là bữa ăn, mà còn là một hành trình cảm xúc, thể hiện sự trân trọng và tinh …
Do dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bao gồm các hàng hoá rượu, bia và các thực phẩm khác như đồ ăn, nước ngọt. Khi xuất hoá đơn giá trị gia tăng sẽ bao gồm cả hàng hoá áp dụng nhiều loại thuế suất khác nhau: Đồ ăn, đồ ngọt được hưởng thuế suất 8%, rượu bia không được hưởng thuế suất 8%.
Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, không phải xuất hoá đơn riêng cho mặt hàng rượu bia, đồ ăn, nước ngọt mà xuất chung trong một hoá đơn và xuất hoá đơn theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
- Xuất hoá đơn theo phương pháp khấu trừ: Nếu nhà hàng có hoá đơn áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hoá, dịch vụ.
- Xuất hoá đơn theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu: Nếu nhà hàng có hoá đơn áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ số tiền được giảm.
Theo đó, cách xuất hoá đơn được hướng dẫn theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
- Xuất hoá đơn theo phương pháp khấu trừ: Tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, nhà hàng phải ghi rõ 8% hoặc 10%, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền người mua phải thanh toán cho từng loại hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời, nhà hàng sẽ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng.
- Xuất hoá đơn theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu: Với phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng này, tại cột “thành tiền”, nhà hàng phải ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm. Đồng thời, ghi chú “đã giảm… (ghi rõ số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.
Tại dòng “cộng tiền hàng hoá, dịch vụ” thì ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu hoặc ghi theo số chưa giảm (nếu có rượu, bia thuộc loại hàng hoá không được giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu).
Trong khi đó, theo quy định cũ tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 41/2022/NĐ-CP thì việc xuất hoá đơn giá trị gia tăng khi hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất khác nhau được quy định như sau:
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP: Các cơ sở kinh doanh phải xuất hoá đơn riêng cho hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Nếu không xuất thì không được giảm.
- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 41/2022/NĐ-CP: Chỉ cần ghi rõ thuế suất của từng hàng hoá, dịch vụ trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Như vậy, nhìn chung, quy định tại Nghị định 44 hiện nay và trước đây là giống nhau.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Nhà hàng có phải xuất riêng hoá đơn GTGT cho bia rượu không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.
Rượu bia là hàng hoá không áp dụng mức giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%. Bởi những lý do sau đây:
- Rượu bia là hàng hoá đang áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. Cụ thể, mức thuế mà rượu bia phải chịu được quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật Tiêu thu đặc biệt sửa đổi năm 2014:
- Các loại mặt hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế còn 8% căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP là các loại hàng hoá, dịch vụ đang hưởng mức thuế suất 10% trừ nhóm hàng hoá, dịch vụ sau đây:
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Do đó, rượu, bia là hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo phương pháp khấu trừ hoặc 20% theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu.