Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Khi đi học mầm non, bé sẽ được giáo viên hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân như tự vệ sinh cá nhân, tự biết ăn uống, tự biết đi ngủ đúng giờ.
Từ đó giúp hình thành tính tự lập từ nhỏ, đồng thời, bé sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh mình.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lại đưa ra lời khuyên nên cho trẻ đi học mầm non sớm. Điều này sẽ mang lại các lợi ích sau đây:
Hiện nay, một số cha mẹ vẫn có tâm lý thương con, sợ con đến môi trường mới sẽ quấy khóc, không được dỗ dành như ở nhà nên thường thuê giúp việc hoặc để ông bà trông cháu.
Điều này đã vô tình làm hạn chế khả năng giao tiếp cũng như nhận thức của bé. Vì khi ở nhà, ông bà hoặc người giúp việc sẽ không dạy bé được những kỹ năng cần thiết như ở trường, cũng như bé dễ bị phụ thuộc bởi các thiết bị điện tử như tivi, smartphone…
Đi học sớm trẻ sớm phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách và cảm xúc
Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), trẻ từ 9-18 tháng tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Vì vậy, mọi lời nói, hành động của người lớn đều tác động đến nhận thức của trẻ, trẻ sẽ ghi nhớ và học theo. Nếu trẻ được đi học sớm, phương pháp giáo dục tốt sẽ tác động tích cực đến trẻ. Còn ở nhà, ba mẹ dạy dỗ trẻ không đúng cách, có lúc khó chịu, mất kiểm soát cảm xúc sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Ngoài ra, dưới 18 tháng tuổi, trẻ chưa hình thành đầy đủ nhận thức, chưa phân biệt được người lạ, không quấn ba mẹ, ông bà nhiều. Nếu trẻ đi học thời điểm này sẽ dễ làm quen với cô giáo và các bạn.
Một chuyên gia khác thì cho rằng, trẻ từ 16 - 24 tháng tuổi thích hợp để đi học. Bởi lúc này trẻ đã cứng cáp, cơ thể đã có sức đề kháng tốt, ít ốm vặt, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, thích thú với những thứ mới lạ, ham vui chơi. Nếu ở nhà bé đã hoạt bát, dạn dĩ với mọi người thì khi đi học sẽ rất nhanh hòa nhập hoặc bé đã có nhận thức, biết nghe lời thì cũng sẽ mất một thời gian ngắn để quen trường lớp.
Xem thêm: Phụ huynh cần quan tâm điều gì khi chọn trường cho trẻ đi học sớm
Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể là rào cản lớn đối với việc đi học của trẻ
Trẻ đi học trễ sau 3 tuổi thường khó hòa nhập. Bởi khi trẻ lớn, đã có nhận thức và bắt đầu bướng hơn. Trẻ sẽ có tư tưởng và hành động chống đối trước thay đổi lớn về môi trường. Con không nghe lời nên việc tiếp nhận thông tin mới bên ngoài cũng trở nên khó khăn hơn. Việc ba mẹ bao bọc, cưng chiều trẻ quá lâu, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người dễ khiến trẻ thiếu kỹ năng sống cần thiết, có khi chậm nói.
Như vậy, ba mẹ có thể cho trẻ đi học mầm non sớm từ lúc 10 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ đi học sớm trưởng thành sớm hơn những trẻ được bao bọc bởi gia đình quá lâu.
Cũng có phụ huynh gửi trẻ từ 6 tháng tuổi do gia đình không có người trông coi. Điều này không đáng ngại khi trẻ nhận tình yêu thương, sự chăm sóc từ cả hai phía gia đình và cô giáo. Bé vẫn sẽ phát triển nhận thức, cảm xúc tốt khi ở trong một môi trường giáo dục nhân văn, đầy đủ tình thương.
Tuy nhiên, thực tế, không trẻ nào giống trẻ nào về tâm sinh lý, hoàn cảnh mỗi gia đình cũng khác nhau. Ba mẹ cần cân nhắc các yếu tố này trước khi quyết định cho trẻ đi học mầm non sớm.
Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI và TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!
Giai đoạn bé đi học mẫu giáo là cột mốc rất quan trọng với sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn khi bé tới độ tuổi đến trường. Vậy lợi ích và tác hại khi cho trẻ đi học mầm non cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp để các mẹ tham khảo nhé!
Ngoài việc được chăm sóc, trẻ còn được học những kiến thức cơ bản như làm quen với các con số, chữ cái, nhận biết các màu sắc, con vật…Bé được khám phá nhiều điều mới lạ, được vẽ tranh, đọc thơ, tập múa hát…giúp bé phát triển trí tuệ một cách toàn diện và hoàn thiện nhân cách.
Tại trường học, bé sẽ được các cô giáo chăm sóc cũng như dạy dỗ bài bản và khoa học. Bé được học nhiều kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng kiểm soát cảm xúc…
Bé được tiếp xúc với môi trường học tập, có giáo viên và bạn bè cùng trang lứa, con sẽ học được cách chia sẻ, học hỏi để dần phát triển tính cách và khả năng giao tiếp sau này.
Ở trường học bé sẽ được chơi đùa với nhiều bạn bè đồng trang lứa, đây là điều mà khi ở nhà bé không dễ dàng có được. Bé còn được học tập, tham gia các trò chơi hay các hoạt động ngoại khóa, các chương trình văn nghệ cùng bạn bè, từ đó sẽ mang lại cho bé nhiều niềm vui và tiếng cười hơn.
Tại trường mầm non, bé sẽ được ăn uống đầy đủ theo thực đơn khoa học, được ăn ngủ đúng giờ giấc, được vui chơi và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải, từ đó giúp nâng cao sức khỏe cho bé.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, độ tuổi cho bé đi học giúp bé phát triển tính cách toàn diện là từ 16 đến 18 tháng tuổi. Bởi đây là thời điểm mà bé đã cứng cáp, có thể tự ăn uống sinh hoạt, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi, hiểu được lời người lớn nói nên sẽ tiếp thu được những lời giáo viên nói.
Nếu để 3 tuổi mới cho bé đến trường thì hơi muộn, vì khi đó bé đã có nhận thức rõ ràng, sẽ có thể “chống đối” vì phải thay đổi môi trường mới.
Bởi vậy, cho bé đi học mầm non sớm sẽ giúp bé thích nghi tốt hơn với môi trường trường học, có giáo viên và bạn bè.
Trẻ đi học sớm có lợi cho cả bố mẹ và bé
Bên cạnh một số phụ huynh ủng hộ cho trẻ đi học mầm non sớm thì cũng có phụ huynh cho rằng con đi nhà trẻ sớm sẽ thiếu đi sự chăm sóc của ba mẹ, thiếu thốn tình cảm, con sẽ không còn gần gũi với ba mẹ. Hay bé còn quá nhỏ chưa thể tự ăn uống, phục vụ bản thân, đi học sớm sẽ thiệt thòi. Với suy nghĩ đó, các phụ huynh thường cho con ở nhà nhiều nhất có thể và đi học khi được 3 tuổi hoặc hơn.
Suy nghĩ này không sai nhưng cũng không đúng hoàn toàn. Trẻ đi học sớm cũng có nhiều lợi ích, cho cả bé và cho ba mẹ. Bé sẽ trưởng thành hơn, có ý thức tự lập từ khi còn nhỏ, nhận thức nhiều hơn về thế giới, lanh lợi, có tình yêu với học tập sớm,... Bé đi học sớm cũng giúp ba mẹ rút ngắn thời gian ở nhà chăm con, có thể yên tâm phát triển sự nghiệp.
Thực tế, việc đánh giá có nên cho trẻ đi học mầm non sớm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của ba mẹ, khả năng hòa nhập của con, khu vực có trường nhận trẻ nhỏ hay không,... Ngoài ra, ba mẹ cũng cần xem xét chất lượng của các trường, kinh nghiệm của người trông trẻ,... rồi quyết định có nên cho con đi học ở tuổi đó hay không.