Thuế tài nguyên là loại thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách tính thuế tài nguyên ở Việt Nam được quy định theo Thông tư của Bộ Tài chính như sau.
Thuế tài nguyên là loại thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách tính thuế tài nguyên ở Việt Nam được quy định theo Thông tư của Bộ Tài chính như sau.
Để đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế, Cục Thuế lưu ý các trường hợp được miễn thuế tài nguyên và các thủ tục người nộp thuế cần thực hiện để được miễn thuế tài nguyên.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính, Điều 51 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp được miễn thuế tài nguyên như sau:
Chú ý: Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất
Nếu cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác, thì số thuế phải nộp sẽ được tính như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
Đối với các loại tài nguyên khác nhau, có thể có cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế khác nhau. Để biết thông tin chi tiết và cập nhật, bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin chính thức hoặc tìm kiếm hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia tư vấn thuế
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Trả lời về việc giảm thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính cho biết, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Các khoản được trừ khi tính thuế TNCN
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.
Do đó, đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Theo đó, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN sẽ góp phần giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng, mức chịu thuế rất nhỏ
Theo quy định tại Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế đã được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân. Cụ thể:
Trường hợp cá nhân có 1 người phụ thuộc, cách tính như sau:
- Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.
- Nếu thu nhập 18 triệu, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu, thì phải nộp thuế là (18 triệu – 1, 89 triệu – 15,4 triệu) x 5% = 35 nghìn đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân).
Do đó một cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 35 nghìn đồng/tháng. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn (hoặc không phải nộp). Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: tổng thu nhập 18 triệu đồng - thuế TNCN (35 nghìn đồng), còn lại 17 triệu 9 trăm 65 nghìn đồng.
Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, cách tính như sau:
- Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng (02 người phụ thuộc), tổng cộng là 22,1 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.
- Nếu thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, chỉ nộp thuế TNCN là 39 nghìn 500 đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu nhập của cá nhân).
- Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế là 30 - 3,13 - 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là: Bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) là 250 nghìn đồng, bậc 2 [(7,07 - 5) x 10%] làm tròn là 210 nghìn đồng. Tổng tiền thuế phải nộp là 460 nghìn đồng/tháng.
Do đó một cá nhân có thu nhập 30 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 460 nghìn đồng/tháng (tỷ lệ thuế TNCN trên tổng thu nhập khoảng 1,53%). Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: 30 triệu đồng - nộp thuế TNCN (460 nghìn đồng) = 29 triệu 540 nghìn đồng (chứ không phải chỉ được chi tiêu 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc).
Quá trình xét xử đại án Vạn Thịnh Phát không chỉ dần làm sáng tỏ bản chất vụ án, hành vi, thủ đoạn của các bị cáo, mà còn lộ diện khối tài sản "kếch xù" của bà Trương Mỹ Lan.
Theo cáo trạng, quá trình điều tra và truy tố, cơ quan tiến hành tố tụng đã thu giữ, phong tỏa một lượng lớn tiền, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm của bà Lan, các cổ phần tại SCB và những công ty liên quan tới bà Lan như: Công ty CP Vận tải Hàng không Miền Nam, Công ty CP đầu tư Satsco Miền Bắc, Công ty CP địa ốc Đông Á… 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến vị Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng bị kê biên.
Cơ quan tố tụng còn kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh tại Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu, Quảng Ninh.
Bị cáo Trương Mỹ Lan (Ảnh: Hải Long).
Liên quan việc này, tại tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án làm việc với Tập đoàn Tuần Châu.
Theo bà Lan, tiền được bà đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì.
"Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu Quyền Tổng giám đốc SCB) biết", bị cáo Lan nói.
Bên cạnh đó, 22 tài sản là phương tiện gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bà Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân cũng bị kê biên trong quá trình điều tra.
Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan khai tòa nhà mà con gái Chu Duyệt Phấn đang rao bán 1 tỷ USD để khắc phục thiệt hại là tòa Capital Place 29 Liễu Giai (Hà Nội). Bà Lan cho rằng tòa nhà này được mua với giá 700 triệu USD chưa tính chi phí khác.
"Bán bên nước ngoài mới nhiều tiền, nhưng người ta yêu cầu phải xác minh không liên quan vụ án", bị cáo nói thêm.
HĐXX nói nếu bà Lan biết ai mua với giá đó có thể đề nghị lên để xem xét tạo điều kiện nhằm góp phần khắc phục hậu quả. Bà Lan cũng cam kết nếu bán được tòa nhà sẽ tự nguyện dùng phần còn lại sau khi trả nợ để khắc phục.
Bị cáo Trương Huệ Vân (Ảnh: Hải Long).
Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng khai gia đình bà còn sở hữu 73,4% cổ phần khách sạn Daewoo ở Hà Nội. Theo bà Lan, tài sản này không thể bán được do vướng về pháp lý vì đã được dùng để phát hành trái phiếu trước đó.
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan cũng xác nhận đang có cổ phần tại công ty bảo hiểm nước ngoài (thuộc sở hữu của một tỷ phú Hong Kong), trị giá cổ phần lúc mua khoảng 920 tỷ đồng, hiện đã tăng lên nhiều lần nên đề nghị xem xét lại giá cổ phần để thu hồi, khắc phục.
Trong phần tự bào chữa, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát cũng trình bày tòa nhà số 19 Nguyễn Huệ, quận 1 đứng tên con gái của bà thời gian qua cho Ngân hàng SCB thuê làm trụ sở. Bà đề nghị HĐXX xem xét giải tỏa kê biên cho bà.
Trong khối tài sản này, bà Lan xin được giữ lại một bất động sản duy nhất, đó là biệt thự cổ số 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TPHCM). Theo bị cáo, đây là biệt thự do mẹ bà mua với giá 700 tỷ đồng. Trước khi bà bị bắt, căn biệt thự này đang được tu sửa. Tuy nhiên, việc trùng tu này phải tạm dừng từ tháng 10/2022.
"Xin HĐXX đừng kê biên nhà đó vì không mua bán được mà phải bảo tồn. Đó là di tích của Việt Nam", bị cáo Lan đề nghị cơ quan tố tụng giao lại cho gia đình để tiếp tục sửa chữa.
Ngoài ra, trong phiên tòa này, bà Lan còn được bị cáo Nguyễn Cao Trí cam kết trả đủ số tiền 1.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt. 300 tỷ đồng mà bà Lan đưa cho bị cáo Tạ Hùng Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Greenhill Village) cũng đã được nộp lại vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.
Trong phần luận tội, bà Trương Mỹ Lan bị cơ quan công tố đề nghị tuyên hình phạt tử hình về 3 tội danh, buộc bị cáo phải bồi thường 677.000 tỷ đồng kèm lãi phát sinh cho Ngân hàng SCB.