STEAM là gì? STEAM là phương pháp giáo dục mới, chuyển đổi từ truyền thống sang kết hợp giữa 5 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng tại nhiều trường quốc tế tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Vậy phương pháp giáo dục STEAM là gì? Phương pháp này mang lại những lợi ích gì đối với trẻ mầm non? Để trả lời những câu hỏi này, mời quý phụ huynh tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP).
STEAM là gì? STEAM là phương pháp giáo dục mới, chuyển đổi từ truyền thống sang kết hợp giữa 5 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng tại nhiều trường quốc tế tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Vậy phương pháp giáo dục STEAM là gì? Phương pháp này mang lại những lợi ích gì đối với trẻ mầm non? Để trả lời những câu hỏi này, mời quý phụ huynh tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP).
Trước khi giải đáp cho thắc mắc này, ISSP mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu về phương pháp giáo dục STEM mầm non. Giáo dục STEM là gì? Phương pháp STEAM và STEM có giống nhau không? Điểm khác biệt chính của hai phương pháp STEM và STEAM này là gì? Cùng ISSP giải đáp nhé!
STEM chương trình giảng dạy được xây dựng và thiết kế nhằm mục đích mang đến cho người học các kiến thức liên quan đến 4 lĩnh vực chính như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineer) và Toán học (Math). Một điểm đặc biệt của phương pháp STEM mầm non này là cách tiếp cận liên môn, 4 môn học trên sẽ được kết hợp với nhau nhằm giúp học sinh có thể áp dụng vào mọi tình huống thực tế.
Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục STEAM và STEM (Nguồn: ISSP)
STEAM được tạo ra bằng cách thêm một thành phần nghệ thuật (Art) vào STEM, tạo thành Science, Technology, Engineering, Arts và Mathematics. STEAM nhấn mạnh rằng nghệ thuật và sáng tạo có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề và phát triển các ý tưởng sáng tạo.
Giáo dục STEAM nhằm khuyến khích sự kết hợp giữa các môn học STEM và nghệ thuật, nhằm tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Điểm khác biệt chính giữa giáo dục STEM và giáo dục STEAM là sự tập trung vào nghệ thuật và sáng tạo. Giáo dục STEM tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, trong khi giáo dục STEAM thúc đẩy việc tích hợp nghệ thuật vào các lĩnh vực này. Giáo dục STEAM khuyến khích học sinh phát triển khả năng nghệ thuật, tư duy sáng tạo, khám phá và thể hiện ý tưởng thông qua các hoạt động nghệ thuật, như vẽ tranh, điêu khắc, thiết kế đồ họa, sáng tạo âm nhạc, kịch nghệ, v.v.
Cả giáo dục STEM và giáo dục STEAM đều hướng tới mục đích phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong thế giới hiện đại, như khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở việc giáo dục STEAM đặc biệt tập trung vào khía cạnh nghệ thuật và sáng tạo, nhằm khuyến khích học sinh tư duy đa chiều và phát triển các kỹ năng đa năng.
Vậy STEAM và STEM khác nhau ở điểm nào? Chữ A trong phương pháp STEAM, được viết tắt từ Nghệ thuật (Art). STEAM sẽ kết hợp linh hoạt giữa 5 lĩnh vực với nhau. Giáo dục STEAM sẽ kích thích tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng cho các em học sinh mầm non thông qua các hoạt động nghệ thuật. Có thể nói, các môn học trong giáo dục STEM là bước đệm và nền tảng vững chắc để phương pháp STEAM kế thừa và ra đời. Đến nay, chữ A trong STEAM đóng vai rất quan trọng. Chữ A sẽ bao gồm nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Những bộ môn này đóng vai trò kích thích tư duy sáng tạo, khả năng cảm thụ của học sinh mầm non. Chính vì vậy mà việc lồng ghép yếu tố chữ A vào phương pháp được nhiều phụ huynh đồng tình và ủng hộ.
Phương pháp giáo dục STEAM khi được thiết kế cho học sinh mầm non sẽ chú trọng vào mục tiêu thúc đẩy sự tò mò, khám phá và sáng tạo của trẻ. Một số cách để đưa mô hình STEAM vào lớp học cho trẻ mầm non:
Quy trình 5E trong giáo dục STEAM cho trẻ mầm non là kim chỉ nam quyết định sự thành công của phương pháp giáo dục trên. Áp dụng mô hình 5E sẽ giúp giáo viên tìm được trọng tâm của bài học và định hướng được phương pháp giảng dạy phù hợp, dẫn dắt học sinh học tập có hệ thống. Mô hình này là sự kết hợp của 5 giai đoạn: Gắn kết (Engage), Khám phá (Explore), Giải thích (Explain), Áp dụng (Elaborate) và Thúc đẩy (Evaluate).
Ở giai đoạn này, thầy cô cùng trò chuyện với trẻ để khám phá ra những kiến thức trẻ đã biết hoặc chưa biết. Từ đó, tạo ra các tình huống vấn đề để kích thích sự tò mò và khơi gợi sự hứng thú cho trẻ. Đồng thời thúc đẩy sự quan tâm của trẻ với một nội dung mới, tạo bối cảnh thử thách cho trẻ có thể giải quyết.
Sau giai đoạn một, thầy cô sẽ cùng trẻ khám phá sâu hơn để hiểu được các đặc điểm, tính chất của các vấn đề. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thúc đẩy sự phát triển kiến thức và kỹ năng phân tích, quan sát của trẻ.
Ở giai đoạn ba của mô hình 5E trong phương pháp giáo dục STEAM, thầy cô sẽ giúp trẻ tổng hợp và giải thích những chia sẻ của trẻ đối với những kiến thức mà trẻ đã khám phá được.
Giai đoạn này tập trung vào việc tạo điều kiện và không gian cho trẻ áp dụng những kiến thức mà trẻ đã học được thông qua việc thực hành thực tế. Điều này giúp trẻ phát triển kiến thức một cách sâu sắc hơn, khéo léo hơn về các kỹ năng để có thể áp dụng được vào những tình huống khác trong những hoàn cảnh đa dạng khác nhau.
Trong giai đoạn cuối này, thầy cô thực hiện đánh giá thông qua các hình thức như bài kiểm tra hoặc dưới dạng những câu hỏi nhanh. Việc đánh giá này sẽ giúp thầy cô biết rõ được khả năng của từng trẻ. Từ đó, đưa ra các phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ trẻ phù hợp, giúp trẻ đạt được các mục tiêu học tập như đã đề ra.
Đưa mô hình STEAM vào lớp học cho trẻ mầm non (Nguồn: Internet)
Một trong những lợi ích nổi bật mà phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ mầm non chính là giúp các em phát triển tư duy sáng tạo. Chương trình giáo dục STEAM tạo môi trường vừa học vừa chơi, mang đến không khí học tập vui vẻ, sôi nổi thông qua những tiết học lý thuyết kết hợp thực hành thú vị. Nhờ vậy, các bé có thể tiếp thu dễ dàng kiến thức.
Môi trường giáo dục STEAM còn truyền cảm hứng học tập đến các bé, khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê ham học hỏi, khám phá điều mới ở trẻ. Trẻ sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức, phát huy tối đa khả năng tư duy logic, phân tích và năng lực giải quyết vấn đề.
Ba mẹ có thể áp dụng phương pháp giáo dục STEAM tại nhà cho trẻ mầm non thông qua những cách sau:
Trên đây là những chia sẻ của ISSP về phương pháp STEAM – phương pháp giáo dục mang đến cho trẻ mầm non nền tảng tư duy vững chắc cũng như khơi gợi nhiều niềm đam mê học tập và khám phá thế giới của các bé. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về STEAM là gì và lựa chọn cho con em mình phương pháp học tập phù hợp để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện cả trí tuệ và thể chất.
Tags: Tăng cường trí thông minh cho trẻ, năng khiếu của trẻ, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, phát triển toàn diện của trẻ em, trí thông minh logic toán học, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, phát triển não phải trẻ em, phương pháp Reggio Emilia, Montessori là gì, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp Steiner, phương pháp Montessori, phương pháp giáo dục trẻ mầm non, phương pháp STEAM, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman