Sau phiên biến động liên tục hôm qua, VN-Index rung lắc và biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu ngay khi mở cửa giao dịch sáng nay.
Sau phiên biến động liên tục hôm qua, VN-Index rung lắc và biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu ngay khi mở cửa giao dịch sáng nay.
Bản cáo bạch của VinFast (thuộc tập đoàn Vingroup) nộp cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ ngày 6/12 cho thấy Vinfast có tổng tài sản hơn 4,4 tỷ đô la, nhưng đang nợ tổng cộng xấp xỉ 8,8 tỷ đô la và bị lỗ lũy kế lên đến gần 4,7 tỷ đô la. Liệu triển vọng IPO của Vinfast tại Mỹ sẽ thế nào?
Hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 cùng với chi phí đầu tư lớn cho xe điện, tài trợ phòng chống dịch… khiến Vingroup lần đầu báo lỗ kỷ lục 7.523 tỷ đồng.
Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với những con số bất ngờ. Cụ thể, trong quý 4, doanh thu từ các mảng kinh doanh bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí sụt giảm mạnh do các đợt giãn cách xã hội kéo dài. Vincom Retail mở rộng gói hỗ trợ khách thuê với quy mô lên tới 2.115 tỷ đồng tính riêng cho năm 2021 cũng khiến doanh thu bị ảnh hưởng đáng kể.
Do đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup trong quý 4 đạt 34.458 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế quý 4 bị lỗ 6.369 tỷ đồng và lỗ sau thuế lên tới 9.249 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2021, doanh thu thuần đạt 125.306 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.346 tỷ đồng, song sau thuế Vingroup báo lỗ kỷ lục lên tới 7.523 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Vingroup, trong năm 2021, Vingroup đã tài trợ 6.099 đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và các hoạt động tài trợ khác (tập đoàn đã chi hơn 9.400 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ phòng chống Covid-19).
Đồng thời, Tập đoàn cũng quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện trong chiến lược nhanh chóng trở thành hãng xe toàn cầu, thâm nhập sâu vào các thị trường quốc tế trong xu hướng tương lai, xe điện sẽ dần thay thế xe chạy bằng động cơ đốt trong. Quyết định này dẫn đến trong kỳ, Vingroup ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến khấu hao nhanh các tài sản dự kiến không sử dụng và khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng.
Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như kể trên, Vingroup ghi nhận lỗ sau thuế 2.638 tỷ đồng trong quý 4/2021 và lợi nhuận sau thuế 4.373 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương 97% kế hoạch đầu năm.
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản Vingroup đạt 427.324 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 159.147 tỷ đồng, tăng lần lượt 1% và 17% so với cuối năm 2020.
Vừa qua, Vingroup đã điều chỉnh định hướng Tập đoàn và xác định lại 3 nhóm hoạt động trọng tâm là (1) Công nghệ–Công nghiệp, (2) Thương mại dịch vụ, và (3) Thiện nguyện xã hội–gồm các đơn vị hoạt động phi lợi nhuận và các Quỹ hỗ trợ của Tập đoàn. Vingroup sẽ giảm đóng góp cho Quỹ Thiện Tâm từ 90% xuống 10%, phần còn lại sẽ được Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, gia đình và các lãnh đạo cao cấp tại Vingroup chủ động đóng góp.
Trong hoạt động Công nghệ – Công nghiệp, năm 2021, VinFast bàn giao 35,7 nghìn xe đến khách hàng. Trong đó, Fadil trở thành mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam năm 2021 với doanh số hơn 24,1 nghìn xe, tăng 34% so với năm 2020. Đặc biệt, tuần cuối cùng của tháng 12, VinFast đã bàn giao lô xe điện VFe34 đầu tiên đến khách hàng. VinFast đang nhanh chóng triển khai lắp đặt các trạm sạc trên khắp Việt Nam, đặt mục tiêu đạt 150.000 cổng vào cuối năm 2022.
Với thị trường quốc tế, VinFast đã chính thức giới thiệu dải sản phẩm hoàn thiện với năm mẫu SUV điện mới phủ khắp các phân khúc từ A đến E, bao gồm VF5, VF6, VF7, VF8, và VF9 tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2022. VF5, VF6 và VF7 ngay lập tức lọt Top 10 mẫu ô tô tuyệt vời nhất tại sự kiện do Tạp chí Forbes bình chọn. Chỉ sau 1 tháng mở bán hai mẫu VF8 và VF9, VinFast đã nhận được gần 40.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu.
Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển xanh và chuyển đổi số tại các khu Đại đô thị thông minh. Hoạt động bán hàng cải thiện mạnh trong quý 4 và việc bàn giao đúng tiến độ giúp Vinhomes ghi nhận lãi sau thuế 39.017 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực Bất động sản bán lẻ, Vincom Retail đã đồng hành, hỗ trợ khách thuê với việc miễn và giảm tiền thuê tổng cộng 2.115 tỷ đồng trong năm 2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1.315 tỷ đồng.
Lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt giãn cách xã hội và việc đóng cửa đường bay quốc tế trong suốt năm 2021 song từ quý 4 với chương trình thí điểm “hộ chiếu vắc-xin”, Vinpearl đã đón liên tiếp hai đoàn khách quốc tế từ Nga, Uzbekistan tới Phú Quốc và Nha Trang. Năm 2022, với việc tỷ lệ tiêm vắc xin của người dân đã tăng cao và đường bay quốc tế dự kiến mở lại, kết quả kinh doanh của Vinpearl dự kiến sẽ sáng sủa hơn.
Trong năm hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách, cùng việc chi hàng nghìn tỷ để tài trợ hoạt động phòng, chống dịch, Vingroup đã lần đầu báo lỗ.
Báo cáo tài chính quý IV/2021 của Tập đoàn Vingroup (VIC) mới công bố cho thấy doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam này vừa trải qua một quý kinh doanh với nhiều khó khăn, khi doanh thu sụt giảm và chịu lỗ ròng sau thuế.
Trong đó, nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ nặng của tập đoàn trong quý cuối cùng của năm 2021 là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm tới 3 lần.
Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2021, Vingroup ghi nhận 34.458 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm 13% đã giúp lãi gộp và biên lãi gộp tập đoàn cải thiện đáng kể so với cùng kỳ, đạt 8.240 tỷ đồng, tăng 47%. Biên lãi gộp tương ứng đạt 23,9% so với 15,7% kỳ trước.
Khoản lỗ đầu tiên trong một quý kinh doanh
Trong khi chi phí tài chính, chi phí bán hàng được tiết giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp của Vingroup lại tăng gấp rưỡi trong quý vừa qua, tiêu tốn của tập đoàn hơn 9.500 tỷ đồng. Số chi này cùng với việc doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 3 lần đã khiến Vingroup đối mặt với khoản lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý IV/2021, trong khi cùng kỳ vẫn lãi dương.
Khó khăn còn đến với tập đoàn khi khoản chi phí khác tăng mạnh (chủ yếu là chi phí bị phạt hợp đồng và phạt khác) khiến Vingroup tốn thêm gần 4.000 tỷ đồng trong kỳ.
Với các chỉ tiêu tài chính kể trên, Vingroup đã phải ghi nhận khoản lỗ trước thuế 6.369 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi dương 4.212 tỷ.
Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập hiện hành, tổng lỗ sau thuế Vingroup và các công ty con hợp nhất là 9.249 tỷ, tương đương mức giảm ròng gần 11.000 tỷ so với con số lợi nhuận của quý IV/2020.
Đây là khoản thua lỗ đầu tiên Vingroup phải ghi nhận trong một quý kinh doanh. Chính khoản lỗ lớn này đã bào mòn toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp tích lũy được trong 3 quý trước đó, dẫn tới khoản lỗ ròng trong cả năm 2021.
Lũy kế cả năm 2021, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 125.306 tỷ đồng doanh thu thuần, vẫn tăng 13% so với năm 2020. Thậm chí, lãi gộp của Vingroup trong năm vừa qua đã tăng gần gấp đôi, mang về tới 33.680 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tương tự diễn biến quý IV/2021, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần một nửa, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp và lỗ hoạt động khác tăng mạnh đã khiến lãi trước thuế của Vingroup giảm về 3.346 tỷ, thấp hơn 76% so với năm trước.
Khoản lỗ ròng trong quý IV cùng năm cũng đã bào mòn toàn bộ lợi nhuận Vingroup thu về được trong 3 trước đó, kết quả doanh nghiệp này lỗ sau thuế 7.523 tỷ trong năm 2021 (cùng kỳ lãi dương 4.546 tỷ đồng). Đây cũng là năm đầu tiên Vingroup chịu thua lỗ kể từ khi công bố báo cáo tài chính kinh doanh năm 2006.
Theo lãnh đạo tập đoàn, nguyên nhân chính dẫn tới khoản thua lỗ kể trên là trong quý IV và cả năm 2021, hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của tập đoàn đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách xã hội kéo dài.
Trong khi đó, công ty con - Vincom Retail mở rộng gói hỗ trợ khách thuê với quy mô lên tới 2.115 tỷ đồng cũng khiến doanh thu bị ảnh hưởng đáng kể.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong năm, Vingroup đã chi 6.099 tỷ đồng để tài trợ các hoạt động phòng, chống dịch và các hoạt động liên quan. Đến nay, tập đoàn này đã chi hơn 9.400 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ phòng, chống Covid-19.
Ngoài ra, việc Vingroup quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện cũng khiến tập đoàn phải ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến khấu hao nhanh các tài sản dự kiến không sử dụng và khoản phí phải trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vingroup cho biết quyết định này sẽ giúp tập đoàn hiện thực hóa nhanh hơn chiến lược trở thành hãng xe toàn cầu, thâm nhập sâu vào các thị trường quốc tế bởi trong tương lai, xe điện sẽ dần thay thế xe chạy bằng động cơ đốt trong.
Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm kể trên, Vingroup chỉ lỗ sau thuế 2.638 tỷ đồng trong quý IV/2021 và vẫn lãi sau thuế 4.373 tỷ đồng trong cả năm 2021, tương đương 97% kế hoạch đã đề ra.
Về hoạt động của các công ty con trực thuộc, năm 2021, ngoài việc tuyên bố dừng sản xuất xe xăng, VinFast đã bàn giao lô xe điện VFe34 đầu tiên đến khách hàng. Công ty này cũng đang triển khai lắp đặt các trạm sạc trên cả nước với mục tiêu đạt 150.000 cổng vào cuối năm 2022.
Hãng xe điện này cũng đã khởi công nhà máy sản xuất pin VinES tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với công suất giai đoạn 1 đạt 100.000 pack pin/năm.
Với Vinhomes, hoạt động bán hàng cải thiện mạnh trong quý cuối năm 2021 và việc bàn giao đúng tiến độ đã giúp công ty con này lãi sau thuế 39.017 tỷ đồng trong năm vừa qua.
Tại Vincom Retail, dù phải giảm 2.115 tỷ đồng chi phí thuê cho các khách hàng năm vừa qua, công ty vẫn thu về khoản lãi sau thuế 1.315 tỷ đồng. Nếu cộng ngược lại khoản hỗ trợ nói trên, lợi nhuận sau thuế của Vincom Retail vẫn vượt so với kế hoạch đề ra đầu năm.
Tuy vậy, lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng do Vinpearl quản lý tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt giãn cách xã hội và đóng cửa đường bay quốc tế trong cả năm 2021.
Hiện tại, tình hình bắt đầu có cải thiện từ quý IV/2021 với chương trình thí điểm hộ chiếu vaccine và Vinpearl đã đón 2 đoàn khách quốc tế từ Nga, Uzbekistan tới Phú Quốc và Nha Trang. Năm 2022, với việc tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao và đường bay quốc tế dự kiến mở lại, kết quả kinh doanh của Vinpearl được kỳ vọng sẽ sáng sủa hơn.
https://zingnews.vn/vingroup-lan-dau-bao-lo-post1293051.html
Vingroup tham gia vào liên danh muốn làm dự án khu đô thị thông minh, sinh thái tổng vốn hơn 33.000 tỷ tại huyện Đông Anh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thông minh, sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, huyện Đông Anh. Đến hết ngày 28/6, chỉ có 1 đơn vị đăng ký là liên danh Vingroup - Thái Sơn - Long Hải. Trong đó, Thái Sơn là công ty con của Công ty cổ phần Vinhomes với tỷ lệ sở hữu 99,8%.
Dự án mà liên danh của Vingroup muốn đầu tư có quy mô 268 ha, với dân số khoảng 38.500 người sau khi hoàn thành. Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho khu đô thị thông minh sinh thái tại Đông Anh này khoảng 33.093 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 2.090 tỷ đồng. Hiện nay, khu đất này chưa giải phóng mặt bằng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao, cho thuê đất. Tiến độ thực hiện đến hết năm 2031.
Dự án được thực hiện với mục tiêu xây dựng khu đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Dự án nằm trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, cũng như quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Đông Anh là một trong hai huyện tại Hà Nội sẽ lên quận trong thời gian sắp tới. Huyện phía Bắc Hà Nội có diện tích 185 km2, dân số 437.000 và 24 xã, thị trấn.
Hiện Đông Anh gần như chưa có dự án khu đô thị quy mô lớn nào hoàn thành. Tuy nhiên, theo quy hoạch, huyện này cũng có vài dự án với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Trong đó, Vingroup cũng có một dự án quy mô lớn khác ở Đông Anh là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và khu đô thị Vinhomes Cổ Loa. Công ty con của Vingroup - Công ty Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) là chủ đầu tư của dự án quy mô 265 ha nằm tại các xã Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm.
Vị trí này cũng tiếp giáp với khu vực sẽ xây dựng cầu Tứ Liên để kết nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ. Hiện tại, chủ đầu tư vẫn hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho dự án.
Công ty Cổ phần Thuận Thảo (UpCOM: GTT) đã công bố BCTC quý 1/2020.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 2,5 tỷ đồng giảm 37,5% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp còn 360 triệu đồng. Trong kỳ GTT có 200 triệu đồng doanh thu tài chính trong khi đó chi phí lãi vay lên tới 26 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng phát sinh tiền tỷ trong quý khiến GTT lỗ thuần gần 41 tỷ đồng, hoạt động khác lỗ thêm hơn 1 tỷ đồng nên kết quả công ty lỗ ròng gần 42 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng thua lỗ gần 41 tỷ đồng.
GTT cho biết trong kỳ doanh thu thấp chủ yếu do hiện tại công ty chỉ tập trung khai thác một vài mảng kinh doanh hiện có chứ không tập trung kinh doanh dàn trải. Chi phí cao chủ yếu do công ty phải gánh các chi phí bất biến như chi phí tài chính (26 tỷ đồng), chi phí khấu hao (8,5 tỷ đồng) và các chi phí khác…
Nguyên nhân thua lỗ trong quý 1 là do các tài sản của công ty đã hoạt động nhiều năm, xuống cấp, trong khi đó khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để có nguồn đầu tư nâng cấp, đầu tư bổ sung để phát huy hiệu quả kinh doanh. Việc đầu tư của dự án Khu du lịch sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp, cơ sở hạ tầng xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Dự án khách sạn đầu tư với tiêu chuẩn quá tầm so với thị trường địa phương, lượng khách ngoài tỉnh hạn chế.
Công ty đã nỗ lực trong công tác thu hồi công nợ từ những năm trước nhưng thu hồi không được nên cũng đã ảnh hưởng đến nguồn vốn dẫn đến tình hình tài chính khó khăn. Công ty lại không còn vốn lưu động để SXKD, không cân đối được nguồn vốn trả nợ thuế, ngân hàng…dẫn đến phát sinh chi phí chậm nộp thuế, lãi vay…
GTT cũng đã đề xuất phương án khắc phục bằng cách sẽ thanh lý, chuyển nhượng tài sản của các dự án, chuyển nhượng một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh để giảm nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ cá nhân, đồng thời xử lý các tài sản thế chấp hiện đang vay vốn tại các ngân hàng theo đúng luật định, có nguồn vốn để tái cấu trúc, đầu tư sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp các lĩnh vực còn lại; Tập trung thu hồi các công nợ; Tìm nhà đầu tư, hợp tác liên doanh – liên kết để huy động nguồn vốn tiền hành hợp tác kinh doanh.
Trong báo cáo kiểm toán 2019, kiểm toán viên nhấn mạnh đến khoản lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 của GTT là 1.435,6 tỷ đồng đã vượt quá vốn chủ sở hữu, các khoản nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền 1.646 tỷ đồng, khoản cho vay và lãi cho vay đã quá hạn thanh toán chưa thu hồi với số tiền 453,6 tỷ đồng, các khoản vay đến hạn trả và lãi vay chưa thanh toán với số tiền 1.451 tỷ đồng, các khoản thuế và lãi phát chậm nộp thuế với số tiền là 156 tỷ đồng. Những điều kiện này có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Mới đây Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Phú Yên đã tiến hành xử lý tiền bán đấu giá tài sản kê biên đối với khu Resort Thuận Thảo với tổng số tiền gần 44 tỷ đồng, theo đó sau khi thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án, đo vẽ, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, trích nộp án phí, chuyên nộp cục thuế tỉnh tiền thuê quyền sử dụng đất còn nợ khu Resort, số tiền còn lại 40,6 tỷ đồng đã chuyển cho BIDV – CN Phú Tài để thi hành án.
Khó khăn của Thuận Thảo đã diễn ra từ năm 2014, suốt giai đoạn 2014 – 2019 GTT liên tục báo lỗ và dự kiến năm 2020 công ty lên kế hoạch lỗ thêm 160,5 tỷ đồng, doanh thu dự kiến đạt 25,2 tỷ đồng giảm một nửa so với thực hiện 2019.
Tiền thân của GTT là doanh nghiệp làm đại lý phân phối hàng hóa cho các công ty trong nước và công ty liên doanh với nước ngoài tại tỉnh Phú Yên. Năm 2009, GTT chuyển đổi thành CTCP, với vốn điều lệ 290 tỷ đồng và mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới, như vận tải hành khách chất lượng cao, taxi; dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, tổ chức sự kiện; dịch vụ tư vấn và môi giới bất động sản; sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai.
Người sáng lập doanh nghiệp là bà Võ Thị Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Sau khi thành lập, GTT đã phát triển nhanh chóng, trở thành biểu tượng của tỉnh Phú Yên, khi tiên phong tại địa phương và cả nước như siêu thị tư nhân đầu tiên tại Phú Yên, bến xe khách tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Bà Thanh từng được tôn vinh là "Bông hồng Vàng" với nỗ lực vượt qua phận nghèo, xây dựng GTT thành doanh nghiệp ngàn tỷ đồng.
Với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, Thuận Thảo (GTT) lên sàn HOSE với mục đích huy động vốn để hiện thực hóa mục tiêu, tuy nhiên, tham vọng nhanh chóng sụp đổ cùng với những dự án đầu tư kém hiệu quả.