Từ lâu đã nổi tiếng là một địa điểm mà bất cứ phượt thủ nào cũng muốn được một lần chinh phục. Không chỉ mang đến cho khách thăm quan những phong cảnh hùng vĩ, rợp ngợp, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà còn là nơi hoa nở bốn mùa với những sắc thái và đặc trưng riêng biệt: Vàng rực của Hoa Cải, Tim mộng mơ của Tam Giác Mạch, Trắng muốt như sương của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.
Từ lâu đã nổi tiếng là một địa điểm mà bất cứ phượt thủ nào cũng muốn được một lần chinh phục. Không chỉ mang đến cho khách thăm quan những phong cảnh hùng vĩ, rợp ngợp, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà còn là nơi hoa nở bốn mùa với những sắc thái và đặc trưng riêng biệt: Vàng rực của Hoa Cải, Tim mộng mơ của Tam Giác Mạch, Trắng muốt như sương của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.
Nữ doanh nhân Tuệ Nghi (tên thật là Phan Thanh Bảo Ngọc, sinh năm 1993) và mẹ từ Nha Trang vào TP.HCM tìm kế sinh nhai từ năm 14 tuổi. Đến TP.HCM, hai mẹ con Tuệ Nghi phải ở trọ ở một căn phòng nhỏ.
Cuộc sống rất khó khăn và để kiếm tiền, cô làm thuê đủ thứ nghề từ rửa chén tới bán hàng cho cửa hàng nguyên vật liệu... và bắt đầu "khởi nghiệp" thành công từ năm 17 tuổi khi kinh doanh lụa tơ tằm, linh kiện điện tử và bất động sản.
Năm 2011, khi mới 18 tuổi Tuệ Nghi thành lập công ty riêng, nay là Công ty TNHH MTV Thương mại Đầu tư Nghi Phong - Nghi Phong Trading Investment (theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư TPHCM cấp năm 2013, công ty này có vốn điều lệ 10 tỉ đồng - PV).
Theo Tuệ Nghi, khởi nghiệp không có nghĩa là mặc áo vest, đi giày tây, ở đô thị lớn, ngồi văn phòng sang mà quan trọng nhất vẫn là chúng ta muốn làm gì, và ở đâu thì đáp ứng được những điều chúng ta muốn.
Động lực nào để chị khởi nghiệp khi còn rất trẻ và những khó khăn chị đã vượt qua?
Thành thật mà nói thì giai đoạn đầu kinh doanh tôi chưa biết đến khái niệm “khởi nghiệp”. Đối với tôi, kinh doanh lúc đó là mưu sinh, là để kiếm cái ăn và tồn tại ở mảnh đất Sài Gòn này. Kinh doanh mà chưa từng bị lừa, bị thua lỗ thì không còn gọi là kinh doanh nữa. Đó là những việc hết sức bình thường trên thương trường mà ai cũng phải trải qua đôi lần nên tôi không cảm thấy đó là khó khăn.
Điều lớn nhất mà tôi phải vượt qua đó chính là bản thân mình, tôi là phụ nữ, lại ít tuổi, làm sao tránh được những phút “nhi nữ thường tình”. Ra đời làm ăn mà không kiểm soát được mình, để cảm xúc lấn át lý trí thì dễ bỏ cuộc lắm.
Chị có thể cho biết hoạt động chính của Nghi Phong cũng như dịnh hướng phát triển của công ty trong tương lai?
Nghi Phong Trading Investment là một công ty đa ngành, hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có tư vấn - quản lý – vận hành và phát triển các dự án khách sạn, resort, khu phức hợp theo tiêu chuẩn của các thương hiệu quốc tế tại thị trường Đông Nam Á như: Lexington, Langham International…
Ngoài ra lĩnh vực tư vấn đầu tư và kinh doanh thương mại B2B cũng là một trong những thế mạnh mà Nghi Phong Investment đang tập trung khai thác.
Hiện tại công ty tôi vẫn đang trong giai đoạn chập chững tiến ra các thị trường trong khu vực và mục tiêu trước mắt vẫn là làm sao để có thể trụ vững cũng như phát triển ở môi trường quốc tế đầy cạnh tranh và thử thách.
Lời khuyên của chị cho các bạn trẻ đang và sẽ bước vào khởi nghiệp?
Khởi nghiệp là một cuộc chơi khó và khốc liệt, cho nên dù thành công hay thất bại trong cuộc chơi đó thì bạn cũng sẽ đều trưởng thành lên rất nhiều. Quan trọng nhất không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn đã ngã bao nhiêu lần và học được gì sau mỗi lần vấp ngã. Tiền thì tiêu là hết, nhưng kinh nghiệm thì tiêu không bao giờ hết.
Theo chị, các bạn trẻ Việt Nam hiện nay nên lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực nào để khởi nghiệp? Và khởi nghiệp ở nông thôn hay thành phố là tốt nhất?
Xu hướng chung là rất nhiều người trẻ chọn các thành phố lớn để khởi nghiệp. Càng nhiều người cố chen chân để tìm cho mình một chỗ đứng thì miếng bánh thị trường càng bị chia nhỏ. Nếu hành trang của họ chỉ có mỗi tấm bằng - một ước mơ, quá ít ỏi để "chiến đấu" trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
Theo góc nhìn của cá nhân tôi thì khởi nghiệp lĩnh vực nào là do sự lựa chọn của mỗi người. Nhiều người mà tôi biết, họ chọn về quê hương chăn nuôi, làm nước mắm, thậm chí thời gian đầu cũng bị cười chê vì quan niệm “thành công” của một số người thì học xong phải làm việc ở cao ốc, mặc vest, mang giày tây thì mới gọi là ổn, chứ chỉ có “thất bại” mới phải về quê. Điều này là hết sức sai lầm.
Nhiều ông chủ hãng nước mắm, cơ sở chăn nuôi đã là tỉ phú khi còn trẻ măng. Vậy đó, chăn nuôi, bán nước mắm không có nghĩa là an phận không có hoài bão. Khởi nghiệp không có nghĩa là mặc áo vest, đi giày tây, ở đô thị lớn, ngồi văn phòng sang mà quan trọng nhất vẫn là chúng ta muốn làm gì, và ở đâu thì đáp ứng được những điều chúng ta muốn.
Chị đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và TPP?
Theo tôi, đây là cơ hội dành cho các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ việc ưu đãi thuế xuất nhập khẩu giữa các quốc gia tham gia kí kết hiệp định. Nhiều mặt hàng có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh sẽ có khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường của các nước thành viên FTA và TPP tốt hơn.
Việt Nam cũng sẽ chào đón lượng lớn các đầu tư FDI từ nước ngoài, sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người Việt trong nước. Thị trường của Việt Nam sẽ cởi mở hơn, tăng tính cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức khi các doanh nghiệp nội phải chịu cạnh tranh với các doanh nghiệp hay sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài tràn vào.
Việc bảo trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp nội sẽ không còn như trước nữa. Những doanh nghiệp nội có năng lực cạnh tranh kém sẽ nhanh chóng bị đào thải. Nếu không muốn rơi vào tình trạng “chết” trên sân nhà, mỗi doanh nghiệp phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh để theo kịp môi trường khắc nghiệt với thế giới, từ giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Được biết, trang Facebook của chị nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng, chị có thể chia sẻ ý kiến về tác động của mạng xã hội đối với doanh nhân?
Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi. Nhiều người chọn sử dụng mạng xã hội ở góc độ riêng tư, trong gia đình và bạn bè. Nhưng cũng không ít người sử dụng mạng xã hội như là một cách để tương tác với công chúng, chia sẻ các ý kiến của bản thân và lắng nghe tâm tư của mọi người, đó là mặt tích cực.
Ở một khía cạnh khác, ít tích cực hơn, nếu muốn đưa trang mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin riêng thì bản thân người đó cũng cần phải có tinh thần vững vàng, bởi vì việc này đưa chúng ta ra ánh sáng, khi mà "con sói" cộng đồng mạng đang gầm gừ trong bóng tối.